1. Keanu Reeves nở nụ cười rạng rỡ, ôm máy quay của paparazzi... bỏ trốn
Bức ảnh này dường như đã xuất hiện trên đủ mọi chuyên trang, mặt báo chủ đề giải trí. Một trong những lý do khiến cho việc Keanu Reeves nổi tiếng với tấm ảnh này tới vậy là vì anh vốn là người khá trầm tính, thường sống rất lặng lẽ và hòa đồng.
Những dòng tin xuất hiện trên báo gắn tag #Keanureeves thường gắn với hình ảnh anh đang buồn rầu ủ dột ngồi ăn uống một mình trên những ghế đá công viên nhiều hơn là chuyện đánh cắp camera của paparazzi rồi bỏ chạy, trên môi nở nụ cười rạng rỡ như thế này.
Kỳ thực, đây chỉ là một cảnh cắt ra từ bộ phim Generation Um... mà anh thủ vai chính, trong đó có cảnh anh cướp chiếc camera từ một chàng cao bồi.
Keanu cười tươi rạng rỡ trong khi đánh cắp một chiếc camera của paparazzi? Fake!
2. Con gái của Bill Gates
Vài năm về trước, một bức ảnh về nữ thiên tài máy tính, đồng thời được cho là con gái của Bill Gates đã trở nên rất phổ biến trên Internet; hình ảnh này đã thu hút được hàng chục ngàn lượt người thích trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, hình ảnh này không phải là cô con gái 21 tuổi của nhà Gates - Jennifer, mà là nữ diễn viên 38 tuổi, Rachel Lee Cook. Sự nhầm lẫn này được cho rằng có liên quan tới lỗi của các công cụ tìm kiếm hình ảnh trực tuyến đã gây nhầm lẫn cho người dùng mạng.
Giống nhau y hệt, chỉ khác mỗi cái mặt.
3. Bức ảnh về "gia đình thẩm mỹ"
Chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy bức ảnh này.
Chắc hẳn bạn đã từng được nghe về câu chuyện một người đàn ông Trung Quốc kiện vợ của chính mình vì cô đã lừa cưới anh bằng gương mặt được phẫu thuật thẩm mỹ cho xinh đẹp, sau đó lại hạ sinh cho anh ba đứa bé "kém xinh" một trời một vực với bà mẹ.
Kỳ thực, đây chỉ là một chiến dịch quảng cáo cho một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung Quốc mà thôi. Nội dung quảng cáo có phần phản cảm này sau đó đã gây tranh cãi tới mức ảnh hưởng trực tiếp một cách nghiêm trọng tới cuộc sống và sự nghiệp của Heidi Yeh - nữ người mẫu trong ảnh trên.
4. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdoğan tặng chân dung cho Elon Musk
Tuyên dương tặng tranh cho anh Musk?
Câu chuyện này đã được lan truyền trên mạng xã hội một cách mạnh mẽ và gây ra nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí nhiều người "nóng tính" đã hiểu nhầm khi trách ông Recep Erdoğan quá "cá nhân" khi tặng Elon Musk một tấm ảnh của chính mình.
Kỳ thực, vị Tổng thống đáng kính đã tặng Elon Musk một cuốn sách có tựa đề The Vision of New Turkey - The World is Bigger Than Five do chính ông chắp bút. Do đó, trang bìa cuốn sách đương nhiên chính là hình ảnh của ông, và có vẻ như Elon Musk cũng rất vui mừng khi được nhận cuốn sách này.
5. Một nhà hàng "giả" ở Anh bỗng nhiên được xếp hạng nhất trên trang TripAdvisor
Quá trình mà tin 'fake' này được ra đời thậm chí còn được ghi lại tường tận bởi chính chủ nhân của nó. Một nhà báo ở Anh quốc đã tạo ra vụ lừa đảo ngoạn mục này sau khi biến sân sau của mình thành nhà hàng nổi tiếng nhất London bằng cách viết các bài phê bình giả mạo, đánh giá nhà hàng của mình lên hàng 5 sao.
Anh chàng còn tạo ra các món ăn giả với nguyên liệu từ bọt biển cho tới... nước tẩy rửa, nhưng dĩ nhiên là không để cho ai ăn cả.
Trước sự cường điệu hài hước này, nhiều người đã tới nhà hàng này dùng bữa; nhà báo nọ và bạn bè của anh ta đã thực sự mở cửa cửa hàng của mình chỉ một ngày sau khi mọi người biết được sự thật về các đánh giá trên TripAdivsor.
Món ăn cao cấp cây nhà lá vườn...
6. Cánh đồng huyền thoại "Windows XP" bị cháy
Vào ngày 25 tháng 10 năm 2017, người dùng Twitter trên thế giới xôn xao khi cánh đồng huyền thoại nằm trong ảnh nền của Windows XP bị cháy trong khuôn khổ vụ cháy rừng huyền thoại ở California.
Thông tin này nhanh chóng bị bác bỏ, khi mà cánh đồng Bliss này mặc dù cũng nằm ở California nhưng may mắn thay, lại nằm cách khá xa khu rừng. Hiện tại, "Bliss" vẫn an toàn - chủ đất tự tin xác nhận.
Cánh đồng cỏ này vẫn an toàn và nguyên vẹn.
7. Chuyện bộ phim "Gia đình Simpsons" tiên đoán chính xác cuộc tranh cử của Tổng thống Trump
Có lẽ đây là tin giả "đáng tiếc" nhất vì hầu như ai cũng muốn tin vào phép màu tới từ series phim hoạt hình người lớn này.
Sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, người sử dụng Twitter đã lan truyền tin đồn rằng từ năm 2000, những người sáng tạo ra series phim hoạt hình The Simpsons đã dự đoán sẵn thành công của ông trong tập phim "Bart tới tương lai".
Từng hành động một trùng khớp với những sự việc đã diễn ra với mọi hoạt động của Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2017, dẫn đến một trending tag có tên "The Simpsons Did It" - "Tất cả đã nằm trong dự tính của The Simpsons".
Tuy nhiên, đây thực ra chỉ là những hình ảnh được fan vẽ ra và chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop. Những nhà làm phim hoạt hình "Gia đình Simpson" trên thực tế chưa bao giờ tạo ra cảnh phim này.
(theo The Bright Side)