Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử

ĐỨC 2 XÍCH |

Chơi bẩn, dùng chất kích thích và ban tổ chức lôm côm là tất cả những gì có thể mô tả về thế vận hội Olympic năm 1904.

Ngày nay, nhắc tới thế vận hội thể thao Olympics là nhắc tới một trong những đại hội có quy mô hoành tráng nhất toàn thế giới. Thậm chí, việc phải hoãn Thế vận hội Mùa hè Tokyo do đại dịch COVID-19 đã gây tiếc nuối cho rất nhiều người.

Thế nhưng, hóa ra trong lịch sử đã từng có một mùa Olympic vô cùng tai tiếng và thật sự phải nói là có nhiều sự kiện "lôm côm" nhất: Thế vận hội năm 1904 diễn ra tại thành phố St Louis (Mỹ). 

Cuộc đua năm đó chỉ gói gọn trong vài từ: Ma túy, chơi bẩn, táo thối và rất nhiều chó hoang.... 

Ban tổ chức đã thể hiện sự yếu kém trong khâu chuẩn bị tới nỗi họ thừa nhận đã từng muốn những cuộc đua bị bãi bỏ khỏi Thế vận hội một lần và mãi mãi!

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 1.

Cuộc đua được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều vào một ngày 32 độ, các vận động viên phải khởi hành trong sự kết hợp của các làn khói xe và bụi.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 2.

Rất nhiều người trong bức ảnh này đã bỏ về giữa chừng do ban tổ chức không cung cấp nước uống cho họ.

Cuộc đua được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều vào một ngày 32 độ, các vận động viên phải thi chạy trong làn khói xe và bụi dày đặc, sau đó phải cùng nhau né tránh những người đàn ông cưỡi ngựa và những người dắt chó đi dạo trên đường đua!

Điều kiện thi đấu tệ đến nỗi VĐV người Mỹ William Garcia đã ngất xỉu giữa chừng, phải phẫu thuật khẩn cấp vì quá nhiều bụi lọt vào đường hô hấp và xé nát niêm mạc dạ dày người đàn ông đáng thương này.

Sau đó, vận động viên người Mỹ Fred Lorz xuất hiện như một vị thần tại sân vận động Olympic và khiến nhiều khán giả tỏ ra thích thú. 

Ông này giật giải nhất và thậm chí còn được chụp ảnh với con gái tổng thống Mỹ Roosevelt. 

Nhưng ngay khi ông bước lên nhận huy chương vàng, một nhân chứng đã bước tới và tuyên bố Lorz là một kẻ lừa đảo. 

Hóa ra, tranh thủ lúc mọi người không để ý, Lorz đã sử dụng ô tô của huấn luyện viên và lao thẳng tới đích.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 4.

Fred Lorz đã suýt giành giải nhất, trước khi bị bóc mẽ là chơi bẩn.

Tiếp theo đó, vận động viên Thomas Hicks được các huấn luyện viên "tẩm bổ" bằng một hỗn hợp bao gồm: Lòng trắng trứng, rượu brandy và... thuốc chuột, thậm chí họ còn bắt Thomas phải uống 2 lần và khiến ông suýt lăn ra ngất trên đường đua. 

Các vị này tin rằng thứ cocktail độc hại kia sẽ khiến hệ thần kinh Thomas được kích thích và giúp cả đoàn giật giải nhất. 

Tuy đứng vị trí á quân, nhưng các nhân chứng đã kể lại lúc đó Thomas "phê" quá, ông cứ đi lang thang trên đường đua và quên rằng mình cần phải bước lên bục nhận huân chương.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 5.

Hình ảnh Thomas Hick lang thang trên đường đua vì "phê" thuốc diệt chuột.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 6.

Ban tổ chức hỗ trợ dìu Thomas vì ông suýt ngất do hỗn hợp trứng, rượu và thuốc chuột mà các huấn luyện viên bắt ông uống.

Tệ hơn, một vận động viên người Cuba, ông Felix Carbajal de Soto được chính phủ tài trợ tiền để mua vé sang Mỹ tham gia thế vận hội. 

Nhưng chưa kịp thi, ông này đã nướng sạch tiền vào một xới bạc ở thành phố New Orleans và phải xin đi nhờ xe khách đến St Louis để kịp thi đấu. 

Ông xuất hiện tại vạch xuất phát với một bộ quần áo tầm thường, thứ duy nhất còn trong tay. Một người trong ban tổ chức thấy thương quá nên đành phải chạy vạy đi mượn đồng phục để Felix có thể thi đấu như một vận động viên bình thường.

Nẫu ruột hơn, do hết sạch tiền từ lúc đánh bạc nên Felix gần như đã nhịn đói trong suốt quãng đường từ New Orleans tới St Louis, ban tổ chức đành phải cử người đi ngắt vài quả táo xanh trên đường đua để cho ông ăn.

Xui xẻo thay, quả táo bị thối và khiến Felix đau bụng gần chết. Sự việc này khiến ông nằm quằn quại bên đường đua trước khi kịp quay lại và giật giải tại vị trí thứ 4.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 8.

Felix Carbajal de Soto trong bộ quần áo khiến ban tổ chức phải muối mặt đi mượn.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 9.

Sau khi hết đau bụng, Felix vùng dậy và tiếp tục thi đấu.

Một trong những vận động viên tài năng hiếm hoi ngày hôm đó, ông Len Tau, đến từ bộ lạc bộ lạc Tswana (Bắc Châu Phi) đã suýt giật được giải nhất. Nhưng hài hước thay, Len Tau về đích ở vị trí thứ 9 vì bị... lũ chó hoang rượt đuổi trong lúc thi đấu.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 10.

Len Tau (trái) trước khi bị lũ chó hoang gần rượt và vuột mất vị trí vô địch trong tầm tay.

Ban tổ chức thì thể hiện sự "lôm côm" qua một pha xử lý đi thẳng vào lòng đất khi dẹp bỏ màn cung cấp nước uống cho các VĐV, họ cho rằng nước làm giảm hiệu suất thi đấu. 

Điều này khiến rất nhiều người bị mất nước và quá nửa VĐV từ chối tiếp tục tham gia thi đấu. Một số suýt chết.

Sau cuộc thi, số phận của các vận động viên cũng rẽ sang nhiều hướng khác nhau. 

Ông trùm chơi bẩn Fred Lorz bị cấm vĩnh viễn bởi Liên đoàn thể thao nghiệp dư vì tội gian lận, nhưng việc đình chỉ đã được dỡ bỏ sau khi ông này công khai đăng đàn xin lỗi.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 11.

Ban tổ chức nhất quyết không cho VĐV uống nước vì tin rằng nước làm giảm hiệu suất thi đấu.

Những câu chuyện bi hài tại kỳ Thế vận hội nhiều tai tiếng và đáng xấu hổ nhất trong lịch sử - Ảnh 12.

Dorando Pietri, một vận động viên người Ý đã bị loại sau khi BTC giúp anh này đứng dậy, vì anh... vấp ngã ở vạch đích.

James Sullivan, giám đốc Thế vận hội 1904, cũng phải thừa nhận cuộc thi Marathon năm đó là một trong những nỗi xấu hổ lớn nhất cuộc đời ông, cũng như lịch sử Olympic nói riêng. 

"Tôi nghĩ rằng nên bỏ luôn cái màn thi chạy marathon đi, xấu hổ quá mất thôi" - Sullivan trả lời báo chí vào thời điểm đó.

À, quên mất VĐV drama nhất cuộc thi: Felix Carbajal de Soto vẫn được chính phủ Cuba tin tưởng và tài trợ tới Hy Lạp để tham gia cuộc thi chạy marathon năm 1906. 

Nhưng sau khi thua ở giải Athens năm đó, Felix được cho là đã chết và cáo phó của ông được đăng trên báo Cuba. 

Một năm sau, Felix khiến cả nước Cuba khóc thét khi "đội mồ sống dậy" trên một chuyến tàu từ Tây Ban Nha trở về Havana. 

Ông này sau đó vẫn tiếp tục sự nghiệp thi chạy marathon của mình đến cuối đời, còn được chính phủ tài trợ cho đi thi ở nước ngoài nữa không thì không ai rõ!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại