Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á

Tiến Đạt |

Gói thầu này trước đó có trị giá 307 triệu USD, sau quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã giảm 72 triệu USD nên giá trị xuống còn khoảng 235,1 triệu USD (tương đương gần 6.000 tỷ đồng).

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 1.

Ảnh: Báo Sài Gòn Giải phóng

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á

Với sự phát triển của Việt Nam cùng tốc độ đô thị hóa nhanh ở các thành phố lớn, xử lý nước thải trở thành một vấn đề lớn và cấp bách. Khi lượng người ở khu vực thành thị ngày một đông đúc, việc xây dựng các nhà máy xử lý nước sinh hoạt trước khi đưa ra ngoài môi trường sẽ góp phần cải thiện lớn môi trường sống.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai thành phố đầu tàu của đất nước, dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được triển khai một cách quyết liệt với kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong quý 2/2025, góp phần tăng cường chất lượng sống tại đây.

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 2.

Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Ảnh: Báo Lao động

Sau rất nhiều quy trình lựa chọn gắt gao, Ban quản lý dự án Đô thị TP. Hồ Chí Minh đã lựa chọn liên doanh Acciona – Vinci làm nhà đầu tư của dự án.

Hiện tại, dự án đang triển khai giai đoạn 2 với giá trị gói thầu vào khoảng 235 triệu USD và được dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025. Khi đó, với công suất 480 nghìn m3/ ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ trở thành nơi xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á với hàng loạt công nghệ tiên tiến. Dự án được đánh giá là có ý nghĩa lớn và góp phần cải thiện môi trường nước trong tương lai cho thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Bùi Thanh Tân (Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh), gói thầu thiết kế, xây dựng, vận hành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (XL-02) là hạng mục lớn và quan trọng nhất của toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2.

Gói thầu này trước đó có trị giá 307 triệu USD, sau quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã giảm 72 triệu USD nên giá trị xuống còn khoảng 235,1 triệu USD (tương đương gần 6.000 tỷ đồng). Trước khi cái tên Acciona – Vinci được “chốt”, danh sách tham gia đấu thầu bao gồm những liên doanh xây dựng sừng sỏ trên thế giới.

NHỮNG ĐẠI GIA XÂY DỰNG SỪNG SỎ TRÊN THẾ GIỚI

JFE Engineering là một trong số những doanh nghiệp tham gia đấu thầu cho dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Được thành lập từ năm 2003 tại Nhật Bản sau sự sáp nhập của 2 tập đoàn lớn là NKK và Thép Kawasaki, JFE Engineering đã nhanh chóng tạo lập được vị thế với hàng loạt dự án lớn nhỏ về nhà máy điện, xử lý chất thải, cấp thoát nước, máy công nghiệp và thép…

Các dự án nổi bật của doanh nghiệp có thể kể tới nhà máy đốt rác ở Thanh Đảo – Trung Quốc với công suất 500 tấn/ngày/lò đốt. Bên cạnh đó, nhà máy phát điện thu hồi nhiệt thải từ quá trình sản xuất xi măng tại Indonesia với công suất 8,5 MW tại Padang, Indonesia của JFE đã góp phần giảm lượng khí thải Co2 tại nước này hơn 40.000 tấn mỗi năm.

Ngoài ra, cầu dây văng tại đường vành đai thủ đô Bangkok, Thái Lan cũng là một công trình đáng nhớ của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm xây dựng của mình, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, JFE được đánh giá là công ty có tiềm năng rất lớn với dự án xử lý nước thải tại Việt Nam, đặc biệt khi doanh nghiệp này đã có mặt ở nước ta từ năm 2013.

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 4.

Nhà máy thu hồi nhiệt thải từ sản xuất xi măng của JFE tại Indonesia (Ảnh: JFE Indonesia)

Liên doanh Acciona – Vinci, đơn vị đã trúng thầu, với kinh nghiệm nhiều năm cùng hàng loạt các dự án lớn nhỏ trên toàn thế giới. Acciona có tầm hoạt động rộng với sự hiện diện tại châu Âu, Mỹ Latin, Bắc Mỹ và châu Phi.

Công ty là chủ nhân của dự án mở rộng hệ thống tàu điện ngầm tại Vancouver, Canada kéo dài thêm 5,7 km; sở hữu 9 trang trại gió và vận hành nhà máy điện mặt trời Nevada Solar One có công suất 64 MW tại Mỹ trong nhiều năm. Tại châu Phi, Acciona cũng sở hữu hàng loạt dự án năng lượng tái tạo, cung cấp và xử lý nước tại Algeria, Nam Phi, Kenya… Đối tác liên doanh của công ty là tập đoàn Vinci tới từ Pháp cũng là một cái tên vô cùng đáng gờm.

Đây là doanh nghiệp đã nhận được nhiều gói thầu lớn, có thể kể tới việc nâng cấp 800 km đường ray trên khắp nước Pháp tới cuối năm 2030, xây dựng đường hầm nối hai nước Pháp – Italia dài 57,5 km… Sự kết hợp của hai nhà thầu này được cho là sẽ tạo ra một sản phẩm có chất lượng rất cao trong tương lai.

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 6.

Nhà máy xử lý nước của Acciona tại Bồ Đào Nha (Ảnh: Acciona)

Một cái tên rất quen thuộc cũng tham gia vào việc đấu thầu dự án xử lý nước thải lần này là Samsung, kết hợp với 2 đối tác là Kolon – Hàn Quốc và TSK – Nhật Bản. Mặc dù nổi tiếng với những sản phẩm điện tử, song Samsung C&T – công ty con của tập đoàn Samsung là cái tên lớn trong ngành xây dựng với hàng loạt dự án lớn đã tham gia như toà nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, cầu dây văng dài nhất Hàn Quốc Incheon…

Đối tác của họ là tập đoàn Kolon – doanh nghiệp đã tham gia các dự án kỹ thuật dân dụng lớn, bao gồm xây dựng đường cao tốc, tàu điện ngầm, đường sắt cao tốc, cầu và khu công nghiệp. Dự án đáng chú ý của tập đoàn này là đường hầm Jukryeong dài nhất Hàn Quốc (4,6km).

TSK – đối tác còn lại trong liên doanh này là công ty chuyên về các hệ thống lọc nước với nhiều công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản.

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 7.

Samsung là công ty đã xây dựng lên toà nhà cao nhất thế giới hiện tại – Burj Khalifa (Ảnh: Samsung)

Bên cạnh những tập đoàn nêu trên, OTV – Daelim cũng là liên doanh đáng chú ý. Nếu như Daelim là doanh nghiệp xây dựng đã thành công nhiều năm tại Hàn Quốc, thực hiện thành công các dự án về nhà ở, khách sạn, bệnh viện, giáo dục, đường cao tốc, cầu, tàu điện ngầm, sân bay và cảng biển… thì OTV lại rất mạnh về lĩnh vực xử lý nước, với hàng loạt công nghệ lọc nước, xử lý và tái sử dụng nước thải…

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 8.

Các công nghệ xử lý nước của OTV (Ảnh : Veolia – OTV)

Bộ đôi Suez và Posco là liên doanh thứ năm tham gia đấu thầu dự án, với sự kết hợp tương tự như OTV và Daelim. Trong khi doanh nghiệp của Hàn Quốc là Posco tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, với một số dự án đáng chú ý như nhà máy khai thác thử nghiệm Lithium tại Argentina, toà nhà Gaepo The Sharp Trier… thì Suez với hàng loạt công nghệ đảm bảo chất lượng nước sẽ bổ trợ cho đối tác của mình nếu tham gia vào dự án nhà máy nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Những cái tên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đằng sau nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 9.

Nhà máy khai thác thử nghiệm Lithium của Posco tại Argentina (Ảnh: Posco EC)



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại