Để tự vệ, nhiều loài động vật biển tận dụng sự trong suốt như một cách ngụy trang, biến chúng thành những "bóng ma" vô hình dưới đại dương.
1. Bống biển
Bống biển.
Bống biển có tên khoa học là Salpa maggiore, thông tin về cá bống biển Salpa maggiore hầu như là rất ít. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh và chủ yếu tập trung ở Nam Đại Dương.
Chúng vẫn có vảy cứng, cơ thể rắn chắc như thạch vậy. Chúng ta dễ dàng thấy được chấm màu cam bên trong con cá do cơ thể trong suốt, đây cũng là cách ngụy trang giúp chúng không bị kẻ thù phát hiện.
Với cơ thể dạng ống, chúng di chuyển bằng cách bơm nước qua cơ thể, đông thời lọc luôn nguồn thức ăn phù du trong đó.
Xem video:
Bống biển.
2. Cá thủy tinh (Crystal clear fish)
Đây là bức hình hai con cá bống trong suốt tại vùng biển Marsa Alam, Ai Cập và nó đã đoạt giải cao nhất trong một cuộc thi.
Đây là một loại cá xuất xứ từ các hồ nước ở Malaysia và Indonesia, cá thủy tinh là một trong các loài cá kỳ lạ nhất thế giới và trở thành loài cá cảnh đặc biệt được nhiều người yêu thích.
Mỗi chú cá chỉ dài không quá 10 cm và rất yếu đuối, dễ dàng làm mồi cho các loài cá lớn hơn.
Với kích thước bé nhỏ, chúng dễ dàng trở thành con mồi cho các loài các khác, chúng tự vệ bằng cách tụ lại thành đàn nhằm giúp cơ thể trong suốt của từng con hòa lẫn vào trong đàn.
Cá thủy tinh tụ thành đàn. Ảnh minh họa.
Việc tụ tập thành nhóm như vậy sẽ giúp chúng bảo vệ lẫn nhau, khiến kẻ thù rối mắt. Thức ăn của chúng là những động vật không xương sống nhỏ dưới nước như bọ nước, ấu trùng..
3. Cá thu Ấn Độ
Đây là một loài cá hiếm thấy ở biển Đỏ, có thân hình gần như trong suốt và chiếc miệng rộng đáng sợ luôn mở ra khi bơi, chúng có hình dáng gần giống với loài cá ăn thịt piranha.
Loài cá này có màu bạc và chúng thường sống ở vùng nước ấm khoảng 17 độ C trên bề mặt. Thức ăn chủ yếu của chúng là những sinh vật phù du, ấu trùng hay những loài tôm cá nhỏ.
Một bầy cá thu Ấn Độ. Ảnh minh họa.
Cá thu bơi theo đàn với khả năng bơi rất nhanh, điều này khiến chúng như những bóng mà thật sự của biển, ngay cả việc chụp ảnh chúng cũng rất khó.
Cá thu Ấn Độ luôn mở rộng miệng khi bơi. Ảnh minh họa.
4. Ấu trùng lươn biển
Để tồn tại với có thể non nớt, ấu trùng lươn biển sẽ chứa những chất trong suốt khiến chúng hoàn toàn trong suốt như pha lê và chỉ có một lớp cơ bắp mỏng với đường vân nhìn thấy được.
Ấu trùng lươn biển.
Với cơ quan nội tạng vô cùng nhỏ (chỉ sở hữu một đường ống đơn gian để làm ruột) cùng cơ thể không có bất kỳ một tế bào hồng cầu nào khiến chúng trong suốt như phá lê.
5. Mực "tàng hình"
Chúng thường cuộn trong khi di chuyển.
Xuất hiện ở các vùng biển phía nam bán cầu, mực "tàng hình" (tên khoa học là Teuthowenia pellucida) thường cuộn tròn lại khi di chuyển.
Mực 'tàng hình".
Đây là món ăn khoái khẩu của các loài động vật ở tầng nước sâu như cá mập hay cá voi. Nhưng cũng không dễ dàng gì để có thể phát hiện ra chúng.
6. Phronima
Phronima là một chi động vật trong Họ Phronimidae, chúng có hình dạng giống tôm này rất nhỏ, dài không quá 2,5 cm và trong suốt.
Chúng được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm ở vùng biển sâu tại Bắc Đại Tây Dương.
Phronima.
Sinh vật giống tôm này có thể rất nhỏ nhưng cực kỳ hung hăng. Con mồi không bao giờ nhìn thấy được móng vuốt đang đến gần với tài ngụy trang tài tình của chúng.
7. Tôm kính (Caridina multidentata)
Loài giáp xác xuyên thấu này thường sống ở môi trường nước ngọt và là một kẻ ăn xác thối đầy kinh nghiệm và cũng có cái tên đáng sợ là "tôm ma".
Tôm kính có tên khoa học là Caridina multidentata. Chúng là loài sinh vật đáy nên chúng thường đi bộ dưới bùn để kiếm thức ăn.
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy nội tạng của chúng, thậm chí là cả buồng trứng nếu là tôm cái.
Tôm kính.
8. Bạch tuộc kính (Vitrelladonella richardi)
Loài bạch tuộc ma quái này được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Các nhà khoa học vẫn còn biết rất ít thông tin về sinh vật bí hiểm này vì chúng vô cùng hiếm gặp.
Bạch tuộc nổi tiếng với khả năng ngụy trang siêu đẳng, nhưng có lẽ đây là loài bạch tuộc có khả năng ngụy trang ấn tượng nhất. Chúng cũng sống ở những tầng nước rất sâu.
Bạch tuộc kính. Ảnh minh họa.
9. Cá sấu băng (Crocodile Icefish)
Tuy không to lớn đáng sợ như loài cá sấu, chúng cũng không phải thuộc họ cá sấu. Thế nhưng cái miệng đáng sợ của nó lại khiến chúng ta liên tưởng tới cá sấu.
Cá sấu băng.
Máu của loài cá Nam Cực này không hề có màu sắc. Loài cá băng này hiện nay được biết đến là loài động vật có xương sống duy nhất không có tế bào hồng cầu và các tế bào - hemoglobin protein giàu chất sắt dùng để vận chuyển ôxy trong máu.
Hiện nay có tới 16 loài cá băng được phát hiện. Đa số đều có kích thước rất nhỏ (25 - 50 cm).
Tổng hợp