Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô

Thanh Bình |

RIA cho hay, khái niệm máy bay trên boong tàu lần đầu tiên chứng tỏ được khả năng tác chiến trong Thế chiến II và ngay lập tức trở thành lực lượng quan trọng quyết định trong các trận hải chiến.

Ngày nay, tàu sân bay hay hàng không mẫu hạm là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay, trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Về số lượng các tàu sân bay và phi cơ đậu trên nó, giữ vị trí đứng đầu không ai khác là Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đội máy bay trên các hàng không mẫu hạm của Nga cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây cùng điểm lại những mẫu máy bay đạt hiệu quả tốt nhất khi tác chiến trên boong tàu của Nga và Liên Xô.

Tiêm kích hạm siêu độc đáo đầu tiên của Liên Xô

Đầu những năm 1970, đối với máy bay chở tàu tuần dương của Dự án 1143, Cục Thiết kế Yakovlev đã phát triển máy bay tấn công dựa trên tàu sân bay Yak-38, máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên ở Liên Xô. Tổng cộng có 231 chiếc xe được chế tạo. Năm 2004, cuối cùng Yak-38 đã bị loại khỏi hệ trang bị quân sự.

Bí quyết tạo nên tính năng trên nằm ở động cơ turbine phản lực Tumansky R-28 V-300 với 2 vòi phun đặt ở dưới đuôi và 2 động cơ phụ Rybinsk RD-38 lắp cùng ở sau buồng lái. Nhờ đó máy bay tấn công có thể hạ cánh an toàn trên boong tàu ngay cả khi đang có bão biển dữ dội.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 1.

Máy bay Yak-38 trên tàu tuần dương Novorossiysk. Ảnh: RIA.

Tiêm kích hạm Yak-38 chỉ có vỏn vẹn 4 giá treo trên cánh, cho phép mang tổng cộng 2 tấn vũ khí các loại con số này bị đánh giá là rất thấp. Riêng Yak-38 đã được chế tạo khẩu pháo có thể tháo rời bên ngoài, súng tự động nòng đôi 23 mm GSh-23. Ngoài ra, Yak-38 có thể sử dụng loạt tên lửa có và không có dẫn hướng, cũng như những quả bom thả rơi tự do.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu Yak-38 cất cánh. Ảnh: RIA.

Gót chân Achilles của Yak-38 là bán kính chiến đấu tương đối nhỏ khoảng 195 km, không có radar trên khoang trên thực tế chỉ cho phép thực hiện chiến đấu trên không ở cự ly rất gần, còn tốc độ tối đa khá khiêm tốn là 1.210 km/h.

Thêm nữa, Yak-38 còn được biết đến bởi tỷ lệ tai nạn cao, một phần do cánh nhỏ nên giữ thăng bằng kém khi ở trên không. Trong số hơn 200 chiếc thì có khoảng 50 chiếc đã bị mất trong vụ tai nạn.

“Huyền thoại ngủ quên” Yak-141 Liên Xô

Máy bay đa năng cất và hạ cánh thẳng đứng trên boong trong mọi thời tiết Yak-141 lần đầu tiên bay lên không trung vào năm 1987. Những cỗ máy này được cho là xương sống của các nhóm không quân của các tàu tuần dương hạng nặng Novorossiysk, Baku, Tbilisi, Riga và Ulyanovsk, nhưng các thử nghiệm kéo dài và sự sụp đổ của Liên Xô đã chấm dứt dự án.

Mẫu phi cơ này đã phát triển những ý tưởng từng được gửi gắm trong mô hình Yak-38, nhưng vượt trội hơn hẳn về khả năng chiến đấu. Bố cục về nguyên tắc là như nhau. Tuy nhiên, Yak-141 đã vượt qua người tiền nhiệm về các đặc tính chiến thuật, kỹ thuật và khả năng chiến đấu.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 3.

“Huyền thoại ngủ quên” Yak-141 Liên Xô. Ảnh: RIA.

Yak-141 hóa ra là một “huyền thoại ngủ quên” thực sự. Máy bay được trao chức năng che chắn bảo vệ đội hình hàng không mẫu hạm trước máy bay địch, giành ưu thế trên không, tiến hành các trận không chiến linh hoạt tầm gần và tầm xa, cũng như thực hiện giáng đòn tấn công triệt hạ các mục tiêu trên đất liền và trên biển.

Bán kính chiến đấu lên tới 900 km, tốc độ tối đa là 1.800 km/h, trần bay thực tế là 15.000 mét. Vũ khí gồm pháo máy bay 30 mm, tên lửa dẫn đường không điều khiển được gắn trên năm giá treo. Ngoài ra, ở Yak-141 đã xuất hiện trạm radar trên khoang; vũ khí gồm súng máy bay 30 mm GSh-30-1, tên lửa dẫn đường không điều khiển được gắn trên 5 giá treo.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 4.

Máy bay tiêm kích Yak-141 cất cánh thẳng đứng. Ảnh: RIA.

Nhưng thật không may mẫu máy bay mới đã thành nạn nhân của sự kiện Liên Xô tan rã. Đến cuối năm 1991, kinh phí dành cho dự án bị co hẹp và các chuyên gia sáng chế đành phải mời chào, nhượng dự án cho nước ngoài.

Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin đáp lại lời kêu gọi, chỉ đơn giản bằng động tác “tư nhân hóa” một phần tài liệu kỹ thuật của Yak-141. Giờ đây, nhiều chuyên gia hàng không nhận thấy rằng phiên bản sửa đổi trên khoang chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35B của Mỹ giống một cách đáng ngờ với mẫu máy bay của Liên Xô.

“Sát thủ” Su-33 trên biển của Nga

Máy bay chiến đấu chủ đạo trên tàu sân bay của Hải quân Nga hiện tại là Su-33 thứ hệ thứ 4. Là sản phẩm của tập đoàn Sukhoi trên cơ sở mẫu Su-27K, nó khác biệt về phần ngang phía trước, khung gầm hạ cánh được gia cố, bàn điều khiển cánh gấp, bảo vệ bổ sung bảo vệ chống ăn mòn cấu trúc khi hoạt động trong điều kiện khí hậu biển, cũng như thiết bị dành để tác chiến với các mục tiêu trên mặt nước.

Vào tháng 11/2016, những chiếc tiêm kích thuộc nhóm hàng không của tuần dương hạm hạng nặng Đô đốc Kuznetsov đã giáng đòn tấn công vào các mục tiêu là cứ điểm của bọn khủng bố trên lãnh thổ Syria. Đáng tiếc, đã có tổn thất ngoài chiến sự: khi máy bay hạ cánh xuống boong tàu, dây cáp bị đứt và máy bay rơi xuống biển. Phi công đã kịp nhảy thoát ra ngoài.

Su-33 là máy bay tiêm kích lớn nhất thế giới trên tàu sân bay, được thiết kế để tuần tra đường dài và đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa tàu căn cứ. Với nguồn dự trữ cung cấp đầy đủ nhiên liệu và đạn dược, tầm bắn của Su-33 đạt 1.500 km.

Là một phần của chương trình hiện đại hóa, toàn bộ phi đội máy bay đã nhận được hệ thống điện tử hàng không hiện đại và hệ thống quan sát điều hướng mới với hệ thống phụ ném bom có độ chính xác cao SVP-24-33 Hephaestus.

“Xạ thủ tấn công trên hạm tốt nhất thế giới”

Máy bay trực thăng trên tàu là sản phẩm truyền thống của tập đoàn Kamov. Máy bay trực thăng với bố trí cánh quạt đồng trục (cái này nằm trên cái kia và xoay theo các hướng khác nhau) nhiều thập niên qua vẫn là đặc trưng nổi bật của Hải quân Liên Xô và Nga. Cách đây không lâu, gia đình những máy bay này đã được bổ sung thêm trực thăng tấn công Katran.

Chuyến bay đầu tiên của Katran được thực hiện vào ngày 7/3/2015. Máy bay này được phát triển dành cho các tàu chở trực thăng đổ bộ tổng hợp Mistral mà Pháp đặt hàng. Tuy nhiên, giao kèo với các con tàu đó đã không được thực hiện, hợp đồng bị hủy, trong khi mẫu chiếc trực thăng hoàn chỉnh lại rất thành công, đến mức Bộ Quốc phòng Nga quyết định không từ bỏ.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 6.

Máy bay trực thăng Ka-52K Katran tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Maks 2015. Ảnh: RIA.

Trên cơ sở mẫu “cá sấu trên bộ” là trực thăng trinh sát và tấn công Alligator (Ka-52), Katran (Ka-52K) là biến thể thích hợp dành cho bố trí trên tàu biển.

Được giao chức năng yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ và tiêu diệt lực lượng đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, vào bất cứ khoảng thời gian nào, cả ban ngày và ban đêm, Ka-52K khác biệt nổi bật với cơ chế lưỡi cánh gập và bộ điều khiển ổ trục, cũng như thiết bị hạ cánh đã được tăng cường.

Những “bom tấn” trên biển và trên không “khủng” nhất của Nga và Liên Xô - Ảnh 7.

Hệ thống tên lửa Hermes sẽ thay thế Ataka. Ảnh: RIA.

Vũ khí cơ bản của Katran là tên lửa dẫn đường mới nhất Hermes-A, có tầm bắn vượt trội hơn hẳn so với các tên lửa hàng không Vikhr và Ataka hiện có. Như vậy, để tiêu diệt mục tiêu, Katran không cần mạo hiểm tiến sát gần khu vực hỏa lực thuộc lưới phòng không của đối phương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại