Các nhà khảo cổ đã vô tình tìm thấy những bộ xương phụ nữ từ hàng trăm năm trước dưới đáy hồ
Thời cổ đại ở Trung Quốc, địa vị của phụ nữ rất thấp. Đạo lý "tam tòng" thời cổ đại xuất phát từ cuốn "Nghi thức - tang phục" của Bốc Thương.
Trong sách có ghi "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Ở nhà theo cha, gả đi theo chồng, chồng chết theo con). Chỉ đơn giản nhìn từ điểm này đã có thể thấy thân phận người phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc, không hề có quyền tự chủ, chỉ có thể thuận theo vào cha, chồng và con trai.
Địa vị của đàn ông càng cao quý thì địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũ càng hèn mọn. Họ chỉ được coi như một công cụ để sinh con, không được phép đọc sách, chỉ có "cầm, kỳ, thi, họa" là đủ vì những khả năng này có thể dùng để làm hài lòng nam giới và trở thành những người phụ nữ nổi tiếng.
Xã hội cổ đại có tư tưởng hạn chế mọi khả năng của phụ nữ. Họ thậm chí còn tin chắc rằng "Người phụ nữ chẳng có tài năng gì mới là đức độ". Tư tưởng này ăn sâu vào nếp nghĩ đến nỗi nhiều phụ nữ ở thời điểm hiện tại vẫn đồng tình với nó.
Trong "Những điều răn phụ nữ", Ban Cơ đã từng đề cập đến quan điểm này: "Đàn ông coi sức mạnh là điều quý giá, phụ nữ lấy yếu mềm để làm cái đẹp". Ở một góc độ nào đó, câu nói này phản ánh định kiến đối với phụ nữ của Ban Cơ. Bà cho rằng phụ nữ chỉ lên làm những điều trong phép tắc, mà đàn ông nhất định phải mạnh mẽ hơn phụ nữ.
Trong một xã hội như vậy, người phụ nữ đương nhiên chịu rất nhiều quy tắc chèn ép. Nếu lỡ làm sai điều gì, ắt sẽ gặp đại nạn khó qua. Chúng ta hôm nay phải nói đến những chuyện này, là vì ở đáy hồ tại Quảng Đông, người ta đã tìm thấy thi thể của rất nhiều phụ nữ. Sau khi các nhà khảo cổ tiến hành nghiên cứu điều tra cũng đã cho ra kết luận về một sự thật vô cùng tàn khốc trong lịch sử.
Mỗi quốc gia đều có những nguyên tắc cơ bản tối cao mang tên pháp luật. Nó không chỉ hạn chế lời nói và việc làm của con người mà còn có thể là vũ khí lợi hại để con người tự bảo vệ mình, là chìa khóa để giúp xã hội hài hòa và ổn định.
Tuy nhiên, thời cổ đại, luật pháp không hoàn toàn giống như vậy. Nhiều quy định đề ra trong pháp luật thời xưa rất tàn nhẫn và hà khắc, áp đặt những hình phạt tàn nhẫn đối với tù nhân, có nhiều loại án tử hình, càng có nhiều loại hành hạ tù nhân hơn nữa.
Đối với những phụ nữ không có địa vị trong thời cổ đại, các hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn. Thậm chí có những hình phạt được thiết kế đặc biệt chỉ để xử lý phụ nữ, phần nhiều trong số đó là sử dụng tư hình. Bởi vì thân phận thấp kém, nên người phụ nữ luôn phải nhận mọi lỗi lầm về mình.
Những hành vi sai lầm liên quan đến tình cảm đều nhắm vào phụ nữ. Ví dụ, nếu một người phụ nữ gần gũi với những người đàn ông khác ngoài chồng mình sẽ bị coi là vi phạm trinh tiết và bị giam cầm, và nghiêm trọng nhất trong các loại tư hình chính là giam vào lồng lợn.
Thời xưa, trinh tiết của một người phụ nữ là thứ quan trọng nhất, vì vậy nhiều người nếu muốn vu khống hay hãm hại một phụ nữ thì việc tấn công từ khía cạnh này sẽ là nhát dao chí mạng. Hình phạt cho việc này chính là nhốt người phụ nữ vào lồng lợn làm bằng tre, sau đó bỏ thật nhiều đá và dìm xuống nước đến khi người này chết cuối.
Nhốt trong lồng lợn là hình phạt nặng nhất. Những người phụ nữ không còn trinh tiết sẽ bị xử lý theo cách này. Cho nên, những chiếc lồng tre vốn để chở lợn lại được gọi là “lồng lợn ngâm nước” là vì lý do này.
Hồ Động Xanh ở Quảng Đông rất nổi tiếng và được nhiều người thích đến thăm quan khám phá vì dưới hồ có nhiều hang động vô cùng kỳ lạ. Tình cờ, một thợ lặn trong khi khám phá đã tìm thấy rất nhiều bộ xương dưới đáy hồ.
Người này hốt hoảng lên bờ và gọi điện báo tin cho cảnh sát. Khi cảnh sát đến hiện trường thu gom lại những mảnh xương, họ phát hiện ra rằng những bộ xương này đã hơn một trăm năm tuổi. Vì vậy, họ đã liên hệ với các nhà khảo cổ và yêu cầu họ cử các chuyên gia đến khảo sát địa điểm.
Sau khi các chuyên gia đến và kiểm tra, họ xác nhận rằng đây là hài cốt của phụ nữ từ cuối triều nhà Minh và đầu triều nhà Thanh. Các chuyên gia cũng đã phát hiện ra những người phụ nữ này đều là bị nhốt trong lồng lợn thời phong kiến.
Tuy nhiên, sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, hình phạt này cũng dần bị bãi bỏ. Quan niệm trọng nam khinh nữ cũng giảm dần và ngày càng có nhiều phụ nữ trong xã hội bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, phát triển nở rộ trong nhiều lĩnh vực.