Sau đây là danh sách những dự án đã được công khai.
1. Dự án 1794
Cuối năm 2012, Không quân Mỹ đã công khai chương trình nghiên cứu đĩa bay bí mật của mình. Dự án 1794 được khởi động từ những năm 1950 với mục tiêu chế tạo đĩa bay siêu âm để bắn hạ máy bay của Liên xô.
Theo kế hoạch đĩa bay có tốc độ Mach 4 (nhanh bốn lần tốc độ âm thanh), bay cao hơn 30km và tiêu tốn hơn 3 triệu đôla thời đó, vào khoảng 26 triệu đôla bây giờ.
Dự án bị đình chỉ năm 1961 do đĩa bay không có tính ổn định và khó kiểm soát ở tốc độ cao.
2. Dự án Sâu băng
Năm 1960, quân đội Mỹ có tham vọng xây dựng một khu phóng tên lửa hạt nhân tại Greenland. Mục đích nhằm tấn công Liên xô ở khoảng cách gần.
Dưới vỏ bọc xây dựng đường hầm, các kỹ sư đã xây dựng hệ thống dưới lòng đất mà chính phủ Đan mạch không hề hay biết. Năm 1966, băng dịch chuyển làm bất ổn hệ thống khiến nó phải dừng hoạt động.
3. Dự án MK-ULTRA
Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, CIA khởi động dự án MK-ULTRA nhằm kiểm soát trí não con người. Sử dụng nhiều biện pháp từ thôi miên đến dùng thuốc, họ mong muốn tạo ra những sát thủ thầm lặng.
Năm 1973, giám đốc CIA Richard Helms đã ra lệnh hủy bỏ tất cả tài liệu liên quan. Tuy nhiên, sau đó vài năm dự án được khởi động lại với các tên gọi khác nhau.
4. Khu vực 51
Khu vực hẻo lánh gần hồ Groom, sa mạch Nevada là nguồn gốc của rất nhiều thuyết âm mưu. Nó được nghi ngờ là nơi tập trung nghiên cứu UFO.
Năm 2013, CIA công bố các tài liệu thừa nhận khu vực 51 được sử dụng cho mục đích nghiên cứu máy bay do thám. Cho đến hiện nay, đây là khu vực được canh phòng nghiêm ngặt nhất nước Mỹ.
5. Dự án Grudge
Nó được triển khai năm 1949 để nghiên cứu UFO. Những kết quả ban đầu cho thấy rất nhiều ghi chép về UFO trên thực tế là máy bay. Rất nhiều chỉ trích đối với dự án vì nó không nghiên cứu được gì nhiều về UFO ngoài việc chứng minh UFO là không có thật.
6. Chương trình Kẹp giấy
Năm 1946, tổng thống Harry Truman đồng ý tiến hành chương trình Kẹp giấy với mục đích chiêu mộ các nhà khoa học của Phát xít sang Mỹ làm việc. Mục đích là thu hút những tài năng sau chiến tranh và tránh việc kiến thức giá trị bị lọt vào tay Liên xô.
Nổi tiếng trong chương trình là nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, người đứng đầu dự án tàu Apollo thám hiểm Mặt trăng.
7. Dự án Manhattan
Đây là một trong những dự án bí mật nổi tiếng nhất. Kết quả là sự ra đời của bom hạt nhân. Bắt đầu năm 1939, đến tháng bảy năm 1945, quả bom hạt nhân đầu tiên được thử nghiệm tại bang New Mexico.
Nó có sức mạnh tương đương 15000 tấn thuốc nổ TNT. Sau đó, hai quả bom đã được thả xuống Hiroshima và Nagasaki tại Nhật.
8. Chương trình Gladio
Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, NATO phát triển chương trình nhằm ngăn chặn Liên xô khi xảy ra xung đột. Kế hoạch Gladio bao gồm nhiều nước trong khối NATO.
Nhiệm vụ là chuẩn bị quân đội chống lại sự tấn công của Liên xô khi xảy ra chiến tranh. Đội quân này được giữ bí mật đối với lãnh đạo của nhiều nước, kể cả những nước có quân đồn trú.
Năm 1990, thủ tướng Ý đã công khai thông tin về lực lượng này. Thông tin về lực lượng bí mật này đã được công bố cụ thể trên một trang mạng.
9. Dự án Bồn tắm
Năm 2014, các tài liệu được công khai cho thấy một nhóm quân đội bí mật từng tồn tại tại Mỹ. Nhiệm vụ chính là hoạt động tình báo và tấn công Alaska.
Dự án huấn luyện người Alaska bản địa các kỹ thuật mã hóa, giải mã thông tin để do thám quân đội Liên xô nếu họ tấn công Alaska. Theo báo cáo, có tất cả 89 cá nhân đã được đào tạo.
10. Mèo gián điệp
Một báo cáo từ năm 1967 cho thấy CIA đã tiêu tốn hàng triệu đola nhằm huấn luyện mèo do thám Liên xô.
Dự án Mèo do thám, có nhiệm vụ cấy các thiết bị do thám vào mèo và huấn luyện nó do thám thời chiến tranh lạnh.
11. Bom tại Greenland
Năm 1968, máy bay B52 của Mỹ mang theo bốn quả bom nhiệt hạnh đã bị rơi gần Thule, Greenland. Quân đội Mỹ và Đan mạch đã thực hiện dự án tẩy phóng xạ và thu gom mảnh vụn.
Tuy nhiên, nhiều nghi vấn đặt ra liệu tất cả số bom đã được thu hồi hay chưa. Năm 2008, một bài báo trên BBC cho rằng một quả bom vẫn còn mất tích. Trên thực tế, những thông tin sau này cho thấy, tất cả số bom đã bị phá hủy và thu gom từ năm 1968.
12. Dự án Horizon
Trước khi NASA đưa được người lên Mặt trăng năm 1969, có ít nhất hai tổ chức quân đội Mỹ đã lên kế hoạch thành lập tiền đồn Mặt trăng. Năm 1959, dự án Horizon được lên kế hoạch nhằm xây dựng căn cứ quân sự trên Mặt trăng.
Một chương trình khác của Không quân Mỹ cũng nhằm xây dựng tấn công Trái đất từ không gian. Theo kế hoạch một quả bom hạt nhân sẽ được kích nổ trên Mặt trăng nhằm chứng minh sức mạnh của Mỹ với thế giới.
13. Vùng câm lặng Mapimi
Tại một vùng đất thuộc Mexico, người dân địa phương cho rằng sóng vô tuyến không thể hoạt động. Mapimi được những người tò mò tìm đến vì những hoạt động dị thường
Trên thực tế, năm 1970, tên lửa Athena V123D mang theo vật liệu phóng xạ Cobalt 57 đã bị rơi tại đây. Có thể người dân đã thêu dệt lên những câu chuyện dựa theo sự kiện này.
14. Bắt cóc Lunik
Kế hoạch của CIA nhằm bắt cóc vệ tinh Liên xô trong vòng một đêm. Đầu những năm 1960, đỉnh cao cuộc đua không gian của Liên xô và Mỹ. Trong giai đoạn này, Liên xô phóng rất nhiều vệ tinh thăm dò Mặt trăng.
Một đêm, gián điệp CIA đã thuyết phục người lái xe tải chở vệ tinh nghỉ tại khách sạn. CIA đã "mượn" vệ tinh, tháo rời, chụp ảnh và trả lại nguyên trạng. Không có ghi chép nào cho thấy Liên xô đã phát hiện ra sự kiện trên.
15. Máy bay do thám của FBI
Năm 2015, AP tung tin rằng FBI đang thực hiện chương trình máy bay do thám loại nhỏ. Máy bay mang theo thiết bị do thám âm thanh, hình ảnh để theo dõi các mục tiêu mặt đất. Đến khi bị AP đưa tin, máy bay trên đã bay trên 30 thành phố của Mỹ tại 11 bang trong vòng 30 ngày.
Trong khi FBI cho rằng chương trình trên không hề bí mật, AP cho rằng dự án đã không được thông qua trước đó.
16. Chương trình Giao lộ
Tháng 7 năm 2016, tài liệu về những vụ thử hạt nhân tại đão Bikini năm 1946 được tiết lộ. Với tên gọi Giao lộ, những vụ thử liên tiếp từ khi ném bom xuống Nhật bản.
Những thông tin về tác hại của phóng xạ lên dân thường được công cố. Những ý kiến phản đối của các nhà khoa học trước khi ném bom và lý do tiếp tục thử nghiệm được đưa ra ánh sáng.
Theo Livescience