Pháo gia tốc V3 được thiết kế để Đức Quốc xã “phục hận”. Nguồn: Sohu.
Trong giai đoạn giữa và cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc xã đã mất đi những lợi thế trước đó, nhưng chính vì vậy, Hitler đã thực hiện một loạt đòn trả đũa đối với Anh.
Một trong những tên lửa được biết đến nhiều hơn là chương trình tên lửa dòng V, dù là V1 hay V2, mặc dù công nghệ chưa chín muồi nhưng nó vẫn gây ra rất nhiều áp lực cho Quân đội Anh. Ngoài ra, còn có pháo gia tốc V3 – “vũ khí tối hậu” của Đức, đây là một loại pháo kỳ lạ.
Đối với siêu pháo V3 này, có lẽ nhiều người vẫn biết, "V" dùng để chỉ “Vergeltungswaffe”, có nghĩa là “trả thù”, đây là lý do tại sao một loại pháo có thể được xếp vào dòng tên lửa. Nó rất lớn, thoạt trông giống như một con rết, các phần nhô ra ở hai bên của nòng súng đều là các khoang tích điện, được kết nối với nòng súng.
Các khoang tích điện này sẽ cung cấp năng lượng bổ sung khi các quả đạn đi qua đây. Bản chất của nó là loại pháo nhiều buồng, trông giống như “sự ảo tưởng của Đức ở cuối con đường”, nhưng thực ra loại pháo này không phải là nguyên bản do người Đức sáng chế. Lịch sử của pháo nhiều buồng có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19.
Ngay từ năm 1857, một nhà phát minh người Mỹ Azel Storrs Lyman (1815–1885) đã đưa ra khái niệm về pháo gia tốc và khai sinh ra khái niệm về nhiều buồng tích điện, ba năm sau đó, ông đã dự tính tạo ra một mẫu thử nghiệm, nhưng cuối cùng nó đã thất bại.
Đến năm 1880, Lyman sau đó đã sửa đổi thiết kế với sự cộng tác của James Richard Haskell cũng là người Mỹ cũng phát triển pháo gia tốc và tiến hành thí nghiệm ở Philadelphia. Nguyên lý và cấu tạo của nó không khác gì loại V3 sau này của Đức, nhưng do hạn chế về kỹ thuật, thời gian bắn của buồng nạp phụ khó khớp với đường đạn một cách hoàn hảo nên sơ tốc đầu đạn đã giảm xuống.
Cũng trong thời gian này, Pháp cũng bắt đầu nghiên cứu vũ khí tương tự và thu được những kết quả nghiên cứu nhất định. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Đức đã thiết kế một loại vũ khí gọi là “Súng Paris”, đây là loại vũ khí tấn công tầm xa, chuyên dùng để bắn phá Paris. Mặc dù gọi là súng nhưng nó nặng tới 256 tấn, cỡ nòng hơn 200 mm, tầm bắn tối đa 130 km.
Với lợi thế về tầm bắn, khẩu súng này có thể bắn phá Paris từ vị trí ở sau tiền tuyến. Trước sự đe dọa của khẩu súng khổng lồ này, người Pháp đã thiết kế một loại pháo gia tốc nhiều buồng tích điện để đáp trả, nhưng nó đã kết thúc trước khi cuộc chiến bắt đầu, và các bản vẽ đã được niêm phong.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, thiết kế này rơi vào tay Đức Quốc xã khi chiếm đóng nước Pháp, chính vì vậy, sự ra đời của pháo V3 có liên quan mật thiết đến nước Pháp.
Pháo gia tốc V3 có liên quan mật thiết đến nước Pháp. Nguồn: Sohu.
Về cấu tạo, năm 1943, người Đức bắt đầu chế tạo pháo gia tốc V3 tại Pháo đài Mimoyecques của Pháp, với tầm bắn đã được tính toán trước, có thể bắn trúng London.
Do chiều dài của pháo lên tới 130 mét, không thể yểm trợ theo cách thông thường nên quân Đức Quốc xã đã trực tiếp tìm một sườn đồi thích hợp làm "bệ đỡ pháo". Do đó, khẩu V3 không thể di chuyển cũng như thay đổi góc bắn, rất may mục tiêu của nó chỉ là một thành phố ở London.
Không thể ước tính trọng lượng của pháo V3 nếu tính cả trọng lượng hỗ trợ, và nó đã trở thành khẩu pháo nặng nhất thế giới trong một thời gian.
Tốc độ bắn ước tính của Quân đội Đức là 10 phát/phút, điều này không phải là không thể, bởi vì 500 quân nhân phải vận hành pháo cùng một lúc. Và kế hoạch chế tạo pháo V3 cũng không dừng lại ở một khẩu. Nếu được xây dựng thành công, các căn cứ pháo V3 sẽ là mối đe dọa rất lớn đối với London.
Tuy nhiên, kỳ vọng này của Đức đã không thành hiện thực, pháo V3 bị sự cố nghiêm trọng trong quá trình bắn thử nghiệm, hiệu quả thực chiến không tốt.
Dĩ nhiên là Quân đội Anh sẽ không ở phía đối diện để chờ Đức Quốc xã thử nghiệm thành công V3 sau đó tấn công, London đã liên tục tấn công Đức và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, trong đó Quân đội Anh đã tiến hành nhiều đợt không kích quy mô lớn.
Để tối đa hóa kết quả của các hoạt động này, Anh cũng đã phát triển một loạt vũ khí mới, bao gồm cả bom động đất, nặng hơn 5 tấn, có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu ở sâu dưới lòng đất vài chục mét. Do chi phí cao, nó thường chỉ được sử dụng cho các mục tiêu có giá trị cao, như bãi phóng tên lửa V2, căn cứ của tàu ngầm U-boat, bãi phóng V3.
Dù vậy, Đức Quốc xã đã kịp chế tạo ba khẩu siêu pháo V3 với nòng ngắn hơn, nhưng chỉ hai khẩu được sử dụng.
Từ 11/1 đến 22/2/1945, khoảng 183 quả đạn pháo được khai hỏa nhằm vào thành phố Luxembourg mới được giải phóng nhưng không gây nhiều thiệt hại đáng kể. 143 quả đạn pháo rơi trúng mục tiêu chỉ làm chết 10 người và bị thương 35 người. Ngày nay, một bản sao thu nhỏ của siêu pháo V3 vẫn được trưng bày ở bảo tàng Mimoyecques.