Những bản sao mini đáng gờm của Su-57

Hoàng Phạm |

Những chiếc máy bay nhỏ này thừa hưởng cấu trúc cánh liền khối (flying wing) của tiêm kích thế hệ thứ 5 và gần như vô hình trên không trung.

Tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga, Su-57 đã nhận được nhiều công nghệ khiến nó không được đánh giá là một trong những chiếc tiêm kích tốt nhất thế giới, không kém cạnh gì so với “Chim ăn thịt” F-22 Raptor của Mỹ hay Chengdu J-20 của Trung Quốc.

Có một số mẫu máy bay được coi là “bản sao mini” của tiêm kích tàng hình Su-57 về diện mạo, có khả năng lẩn trốn mọi radar hiện đại, cùng một số mẫu UAV nhỏ thừa hưởng công nghệ từ Su-57.

Cấu trúc cánh liền khối

Có một số mẫu máy bay được coi là “bản sao mini” của Su-57 về diện mạo, có khả năng lẩn trốn mọi radar hiện đại, cùng một số mẫu UAV nhỏ thừa hưởng công nghệ từ Su-57.

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 là tìm cách để chúng có thể lấn trốn được các hệ thống phòng không hiện đại.

Để đạt được mục tiêu này với Su-57, các kỹ sư đã phải giấu tất cả vũ khí (trong đó có bom, tên lửa loại dẫn đường và không dẫn đường) trong khoang thân. Các nhà phát triển cũng sử dụng nhũng vật liệu tổng hợp hiện đại nhất và đắt đỏ nhất cho cấu trúc cánh liền khối (flying wing).

Đây là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn do tải trọng mà chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 này phải chịu đựng khi bay với tốc độ cao hoặc khi giao chiến trên không.

Tuy nhiên, các kỹ sư Nga vẫn đạt được những đòi hỏi này, và thậm chí tích hợp được các công nghệ của tiêm kích tàng hình Su-57 lên các phiên bản UAV chị em của nó.

UAV Thợ săn tàng hình Okhotnik

Okhotnik nặng khoảng 20 tấn, có thể đạt tốc độ lên tới 1.000km/h (gần như siêu thanh) và là một trong những chiếc UAV tích hợp máy tính AI, giúp giảm bớt phần lớn nhiệm vụ cho người vận hành, ngoại trừ quyết định triển khai vũ khí.

Những bản sao mini đáng gờm của Su-57 - Ảnh 2.

Thợ săn tàng hình Okhotnik. Ảnh: TASS


Okhotnik thừa hưởng phần lớn công nghệ cũng như vũ khí của Su-57 nhưng mang được ít vũ khí hơn.

Kho vũ khí của Okhotnik còn bao gồm các loại bom thả lượn hoặc có điều khiển, tên lửa không đối đất được giấu bên trong thân để tránh bị radar của đối phương phát hiện.

Ngoài ra, Okhotnik còn có có thể triển khai các loại bom cháy OFZAB-500 với mức độ nổ và phân mảnh cao, cũng như bom nhiệt áp ODAB-500PMV. Cả 2 loại bom này đều từng được sử dụng trong các chiến dịch ở Syria.

Chiếc UAV “thợ săn tàng hình này” này bắt đầu các thử nghiệm quân sự đầu năm 2020 và dự kiến biên chế cho quân đội Nga trong 2 năm tới.

Eleron

Nếu như Okhotnik được xem như một trong những chiếc UAV hạng nặng thì cũng có một phiên bản UAV hạng nhẹ thừa hưởng công nghệ của Su-57 đang phục vụ trong quân đội Nga, đó là Eleron.

Những bản sao mini đáng gờm của Su-57 - Ảnh 4.

Ảnh: Sputnik


Eleron là một trong những chiếc UAV nhỏ nhất được quân đội Nga sử dụng, với trọng lượng chỉ 3,4kg và rộng sải cánh 1,5 mét.

Được trang bị các nhóm cánh quạt điện, Eleron có thể đạt tốc độ hơn 100km/h và hoạt động liên tục trong khoảng thời gian tới 75 phút. Mỗi chiếc UAV này có thể hoạt động trong phạm vi ít nhất 50km cách người điều khiển (bao gồm cả truyền tín hiệu video).

UAV Eleron được tạo ra không phải để mang vũ khí, mà là để tiến hành trinh sát trên không ở các khu vực đô thị và các vùng chiến sự vào ban ngày cũng như ban đêm.

Hiện tại, tất cả các thành viên trong gia đình “Eleron” đều đang hoạt động tích cực trong quân đội cũng như các cơ quan hành pháp của Nga, trong đó, phiên bản UAV Eleron-3CV từng được sử dụng tại chiến trường Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại