Nhóm tin tặc tấn công Cơ quan An ninh Mỹ giả vờ "dốt tiếng Anh" để làm các điều tra viên bị lạc hướng

Dink |

This is good proof no? You enjoy!!! You break many things

Không ai biết được ai đang đứng đằng sau The Shadow Brokers, nhóm tin tặc bí ẩn đã tiến hành tấn công NSA. 

Nhiều người tỏ thái độ nghi ngờ chính phủ những nước không ưa lắm những biện pháp theo dõi của NSA hay có thể nhìn ngay từ ví dụ về Edward Snowden, rất có thể đó là một vụ tấn công của một cựu nhân viên tại NSA.

Tính tới giờ, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho bất cứ hướng điều tra nào. NHƯNG cái thứ ngôn ngữ nửa ngô nửa khoai của nhóm The Shadow Brokers có thể mang lại cho chúng ta một vài chứng cứ. 

Thực tế là theo một nghiên cứu về mặt ngôn ngữ học của đoạn văn bản này, các nhà điều tra cho rằng đây là một “mánh lới” của những tay hacker, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh bồi để đánh lạc hướng điều tra, trong nỗ lực che giấu rằng mình là hacker tới từ những quốc gia không nói tiếng Anh hay đại loại vậy.

Kẻ đứng sau vụ này là một người nói được tiếng Anh, đang cố cải trang thành một kẻ sống tại người ngoài”, theo lời Jeffrey Carr, CEO của công ty an ninh mạng Taia Global.

Một nhà nghiên cứu khác, ông Shlomo Argamon - hiện đang là trưởng ban cố vấn khoa học cho Taia Global và một giáo sư tại Viện Công nghệ Illinois, cho rằng những lỗi cú pháp tiếng Anh ấy là hoàn toàn có chủ đích.

Ví dụ, những tên hacker sử dụng sai thì quá khứ và thì hiện tại, dùng sai giới tờ nhưng lại viết đúng chính tả toàn bộ văn bản. Những lỗi xuất hiện rất mâu thuẫn và có những lỗi ngữ pháp xuất hiện trong những thành ngữ mà một người có trình độ tiếng Anh kém khó có thể biết được.

Ai đó đã chèn lỗi vào, chứ không phải những lỗi này được tạo ra một cách tự nhiên do không biết tiếng Anh”, giáo sư Argamon nhận định trong một bài phân tích. “Lý do hợp lý nhất là ai đó đã chèn lỗi vào sau khi họ viết xong những thành ngữ ấy, được thực hiện bởi một người biết tiếng Anh”.

Nhóm tin tặc tấn công Cơ quan An ninh Mỹ giả vờ dốt tiếng Anh để làm các điều tra viên bị lạc hướng - Ảnh 1.

"This is good proof no? You enjoy!!! You break many things".

Anh Alexey Kovalev, một học giả và dịch thuật viên từ tiếng Anh sang tiếng Nga đồng ý với bản phân tích của giáo sư Argamon. 

Anh cho rằng: “Có vẻ như những dòng này được viết như vậy là cố ý, và tất nhiên mục đích của chúng là đánh lạc hướng các nhà điều tra. Rất nhiều đoạn đã cho thấy rằng tác giả là một người thành thạo tiếng Anh và đang cố gắng che giấu sự thật”.

Cho dù toàn bộ những phân tích này là đúng, bộ mặt thật của những gã tin tặc kia cũng không thể được hé lộ. Nhưng ít nhất, chúng ta cũng có thể thu hẹp được giới hạn điều tra, danh tính của chúng và thậm chí có thể biết được động cơ phạm tội. 

Bên cạnh đó những phân tích này cũng dấy lên thêm những câu hỏi: mục đích của những gã này khi giả dạng làm người nước ngoài là gì?

Tham khảo Motherboard

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại