Nhóm người dễ mắc mỡ máu cao: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả, dấu hiệu "báo động"

Vân Hồng |

Mỡ máu cao là căn bệnh phổ biến do chế độ ăn uống thiếu khoa học và lối sống không lành mạnh. Khi bạn có các chỉ số mỡ máu này thì nên xử lý sớm để tránh những hậu quả nặng hơn.

Mỡ máu cao rất nguy hiểm, bạn nên xem và nhớ chỉ số của mình

Hiện nay, ngày càng có nhiều người chú ý đến các vấn đề sức khỏe. Không chỉ người trung niên và người già, mà một số người trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến cơ thể của họ nhiều hơn, trong đó, việc kiểm tra sức khỏe và theo dõi các chỉ số là vô cùng quan trọng.

Do lối sống và cách ăn uống đã thay đổi nhiều nên hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh mỡ máu, hoặc chớm bị bệnh. Mỗi năm, các kết quả khám bệnh lâm sàng cho thấy, những người có lipid máu bất thường thực sự rất nhiều, vậy bạn nên làm gì để không có mặt trong danh sách người mắc bệnh mỡ máu cao?

Nhóm người dễ mắc mỡ máu cao: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả, dấu hiệu báo động - Ảnh 1.

Sớm chẩn đoán chứng tăng lipid máu (mỡ máu cao)

Bệnh mỡ máu cao hoặc chứng tăng lipid máu đề cập đến một sự bất thường xảy ra trong quá trình chuyển hóa lipid toàn thân, trong đó cholesterol trong huyết thanh, triglyceride và/hoặc cholesterol lipoprotein mật độ thấp là cao, và/hoặc cholesterol lipoprotein mật độ cao là thấp.

Đối với đại đa số người, nếu cholesterol toàn phần trong huyết thanh đạt chỉ số > 5,2 mmol/lít và/hoặc triglyceride> 1,7 mmol/lít và/hoặc cholesterol lipoprotein mật độ cao <1 03 = ""> 3,2 mmol / L, tức là đã ở trạng thái chứng lipid máu bất thường, hay còn gọi là có bệnh mỡ máu.

Lưu ý: Trên đây là bảng chỉ số có tính chung nhất trong nhiều trường hợp, nhưng các dụng cụ được sử dụng ở các bệnh viện có thể khác nhau thì chỉ số có thể khác nhau và các giá trị tham chiếu sẽ hơi khác nhau. Tất cả nên dựa trên giá trị tham chiếu của bệnh viện nơi kiểm tra y tế và làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Nhóm người dễ mắc mỡ máu cao: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả, dấu hiệu báo động - Ảnh 2.

Sự "huyền bí" của bệnh mỡ máu cao

Nếu bạn bị tăng lipid máu, ban đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng thiệt hại của nó đối với cơ thể bạn sẽ đến một cách từ từ và tác động đến toàn thân. Ví dụ, nó sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch của bệnh nhân. Một khi động mạch bị chặn, nó có thể gây đột quỵ, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột tử và những triệu chứng nguy hiểm tương tự.

Nếu bạn không chú ý đến việc xét nghiệm lipid máu sớm, có thể phải mất từ 5-10 năm để căn bệnh này phát triển trong cơ thể bệnh nhân và cảm nhận được tình trạng trên, và lòng mạch máu sẽ bị thu hẹp và các căn bệnh nguy hiểm liên quan sẽ xảy ra.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu

1. Người có tiền sử tăng lipid máu, bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, tiền sử gia đình có người từng bị xơ vữa động mạch.

2. Người bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và các bệnh khác.

3. Người hút thuốc dài hạn, lạm dụng rượu lâu dài.

4. Đàn ông trên 40 tuổi, phụ nữ mãn kinh.

5. Người có chế độ ăn kiêng bất thường, chẳng hạn như ăn thực phẩm nhiều đường và chất béo, không thích vận động, thể dục thể thao.

Nhóm người dễ mắc mỡ máu cao: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả, dấu hiệu báo động - Ảnh 3.

Cách phòng ngừa mỡ máu cao

1. Tích cực điều trị các bệnh khác mà bạn có thể đang mắc phải và kiểm soát sự phát triển của bệnh.

2. Chế độ ăn uống trong những ngày bình thường cần phải hợp lý, ăn ít dầu mỡ, đồ ngọt, các món chiên xào và các thực phẩm tương tự khác, nên ăn nhiều rau củ quả tươi và trái cây tươi.

3. Thay đổi thói quen xấu, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, thức khuya.

4. Người béo phì phải tập thể dục nhiều hơn, kiểm soát cân nặng trong phạm vi hợp lý.

5. Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại