Quân đội Mỹ hiện đang sử dụng một công nghệ cảm biến để giám sát không khí từ xa nhằm phát hiện khả năng đe dọa tính mạng từ hóa chất, độc tố, và các mầm bệnh đã tạo cảm hứng cho các nhà khoa học NASA tạo một mới có thể "đánh hơi" phát hiện sự sống trên sao Hỏa và Hệ Mặt trời.
Branimir Blagojevic, một chuyên gia của NASA làm việc tại Trung tâm Goddard Space Flight ở Greenbelt, Maryland, trước đây từng làm việc cho một công ty phát triển các cảm biến đã áp dụng công nghệ này để tạo ra một mẫu công cụ thử nghiệm.
Theo ông, cuộc thử nghiệm công nghệ viễn thám dùng để xác định các mối nguy hiểm sinh học ở những nơi công cộng cũng có thể có hiệu quả trong việc phát hiện dấu hiệu sự sống hữu cơ trên sao Hỏa.
Branimir Blagojevic nhà vật lý học, chuyên gia nghiên cứu vũ trụ của NASA hiện đang làm việc tại trung tâm Goddard Sapce Flight.
Một hành giả "cảm nhận mùi"
Blagojevic và nhóm của ông, các nhà khoa học Goddard Melissa Trainer và Alexander Pavlov, đã gọi công cụ đó là BILI như "một hành giả cảm nhận về mùi".
BILI công cụ mới giúp phát hiện sự sống trên sao Hỏa.
BILI là một radar huỳnh quang, một loại công cụ viễn thám có nguyên lý và hoạt động như của radar bình thường.
Tuy nhiên, thay vì sử dụng sóng vô tuyến điện, công cụ radar huỳnh quang sử dụng ánh sáng để phát hiện và cuối cùng là phân tích các thành phần của hạt trong khí quyển.
BILI sẽ quét các địa hình tìm kiếm những đám bụi. Sau khi phát hiện, các công cụ sẽ điều khiển 2 laser tử ngoại để quét những xung động của ánh sáng trong bụi. Sự chiếu sáng sẽ cộng hưởng với các hạt bụi và phát ra ánh sáng huỳnh quang.
Bằng cách phân tích huỳnh quang, các nhà khoa học có thể xác định xem lớp bụi chứa các hạt hữu cơ được hình ở thời điểm hiện tại hay trong quá khứ. Các dữ liệu cũng sẽ cho biết kích thước của các hạt. Dấu hiệu sinh học có thể được phát hiện trong những đám bụi này.
BILI sẽ quét qua các địa hình và phân tích các thành phần trong các đám bụi.
Cái hay của BILI
Cái hay của BILI là khả năng tìm kiếm và phát hiện trong thời gian thực ở mức độ nhỏ của vật liệu hữu cơ phức tạp từ khoảng cách vài trăm mét.
Do đó, nó có thể độc lập tìm kiếm các dấu hiệu sinh học trong các đám bụi trên các sườn dốc hoặc khu vực không dễ dàng đi qua vì nó được trang bị các dụng cụ cho việc phân tích hóa học và sinh học tại chỗ.
Hơn thế nữa, nó có thể phân tích aroson trên mặt đất từ xa, BILI có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
BILI có khả năng phân tích aerosol trên bề mặt Trái Đất.
BILI là một công cụ tuyệt vời, nó có thể sử dụng song song với quang phổ kế, điểm cảm biến kiểu đại của BILI có thể đo lường được nhiều lượng hạt nhỏ cùng lúc.
Đặc biệt nó không tiêu tốn nhiều năng lượng như các thiết bị khác mà có thể tiến hành phân tích rất nhanh trên một khoảng diện tích rộng. Đây là công cụ khảo sát "mũi nhọn" cho việc nghiên cứu các phân tử.
BILI là công cụ khảo sát mũi nhọn trong nghiên cứu các phân tử.
Với một công cụ như vậy, nó có thể được lắp đặt trên một tàu vũ trụ và chúng ta có thể làm tăng đáng kể xác suất tìm thấy dấu hiệu sinh học trong Hệ Mặt trời.
BILI có thể được lắp trên các tàu vũ trụ để tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Blagojevic hy vọng BILI sẽ tiếp tục được cải tiến, nó sẽ được giảm kích thước và tăng khả năng phát hiện nồng độ ở mức rất nhỏ trong phạm vi phân bố rộng của các phân tử hữu cơ, đặc biệt là ở các sol khí sẽ được tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa.
Blagojevic và nhóm của ông sẽ tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới của NASA nhằm mục tiêu hoàn thiện và hứa hẹn những công nghệ mới được ra đời.
Video sự vận hành của BILI. Nguồn: NASA.
Nguồn: Sciencedaily, Seeker, University Herald