Nhờ 1 thói quen rất nhỏ khi còn trẻ, Lý Gia Thành từ nhân viên chạy bàn đã trở thành tỉ phú

Trần Quỳnh |

Từ một người tay trắng trở thành đại gia giàu nhất Hồng Kông, những câu chuyện về Lý Gia Thành đã trở thành nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho vô số người.

Câu chuyện về chiếc đồng hồ trên tay Lý Gia Thành

Thuở nhỏ, vì gia cảnh khó khăn, Lý Gia Thành đã phải lăn lộn kiếm sống từ rất sớm. Khi mới là một cậu bé 14 tuổi, ông đã bắt đầu hình thành ý thức quan sát và thể nghiệm thứ gọi là "nhân tình thế thái".

Đây chính là điểm mà đại gia họ Lý vượt xa những người bình thường, đồng thời cũng là bước chuẩn bị quan trọng nhất cho công cuộc xây dựng sự nghiệp của ông.

Công việc bồi bàn quán trà của Lý Gia Thành năm xưa vô cùng khổ cực, thời gian làm việc lên tới 15 tiếng/ngày. Ông phải thức dậy từ 5h sáng, sau đó làm việc cật lực tới nửa đêm mới tan ca.

Khi đã ở đỉnh cao sự nghiệp, Lý Gia Thành từng ôn lại đoạn hồi ức cơ cực thời thiếu niên với con trai mình. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, ông nói: "Hy vọng lớn nhất của cha lúc bấy giờ chính là được thoải mái ngủ 3 ngày 3 đêm".

Dù luôn ước ao như vậy, nhưng Lý Gia Thành chưa bao giờ lơ là trong công việc.

Nhờ 1 thói quen rất nhỏ khi còn trẻ, Lý Gia Thành từ nhân viên chạy bàn đã trở thành tỉ phú - Ảnh 1.

Kỹ năng đối nhân xử thế tinh tế, khéo léo và khôn ngoan là yếu tố quan trọng làm nên thành công của Lý Gia Thành. (Ảnh: Nguồn Internet).

Mỗi ngày, ông đều cố ý đặt đồng hồ báo thức sớm hơn 10 phút. Chỉ cần tiếng chuông vừa reo lên, thanh niên họ Lý ngày ấy lại vội vàng chuẩn bị để nhanh chóng tới chỗ làm việc.

Cũng nhờ vậy mà suốt những năm tháng đi làm ở đó, Lý Gia Thành luôn là nhân viên tới cửa hàng sớm nhất.

Sau này, thói quen để đồng hồ nhanh hơn bình thường vẫn được vị đại gia họ Lý duy trì tới hơn nửa thế kỷ.

Ngày nay, ai biết tới sự thành công của Lý Gia Thành cũng đều biết đến câu chuyện chiếc đồng hồ trên tay ông luôn nhanh hơn người khác.

Thói quen này của đại gia họ Lý luôn được giới doanh nhân ca tụng hết lời, cũng trở thành câu chuyện được rất nhiều người truyền lưu.

Biến công việc lương thấp trở thành môi trường học tập miễn phí

Đối với công việc vất vả ở quán trà, Lý Gia Thành luôn vô cùng quý trọng. Ông làm việc cần cù, chuyên nghiệp, chẳng mấy chốc đã được ông chủ tín nhiệm và tăng lương.

Dù số tiền ít ỏi ấy chẳng đủ để Lý Gia Thành lo chuyện cơm áo, nhưng ông coi đó là một cơ hội để thể nghiệm đời người, tích lũy cơ hội cũng như kinh nghiệm.

Trong mắt của chàng trai họ Lý năm xưa, quán trà vốn là một xã hội thu nhỏ. Ông coi đó là môi trường để mình học cách đối nhân xử thế.

Nhờ 1 thói quen rất nhỏ khi còn trẻ, Lý Gia Thành từ nhân viên chạy bàn đã trở thành tỉ phú - Ảnh 3.

Khởi nghiệp với một công việc làm thuê mà đồng lương chẳng đủ ăn đủ sống, nhưng Lý Gia Thành chưa bao giờ coi thường nghề nghiệp mình làm. (Ảnh: Nguồn Internet).

Hằng ngày, Lý Gia Thành đều âm thầm quan sát mỗi vị khách tới quán, sau đó không ngừng tổng kết quy luật để tìm ra đặc điểm và sở thích của từng người.

Đầu tiên, ông sẽ căn cứ vào đặc điểm nổi bật của khách, tiếp đó vận dụng tư duy để suy đoán các thông tin về họ như quê quán, tuổi tác, nghề nghiệp, tài sản, tính cách…

Dần dần, Lý Gia Thành đã học cách nhìn thấu  người khác. Thậm chí, ông còn nắm rõ việc người nào uống trà gì, dùng điểm tâm nào, thưởng trà vào thời điểm nào…

Ngay cả khi quán trà phải tiếp đón một vị khách xa lạ, Lý Gia Thành rất nhanh đã có thể nhìn ra thân phận, địa vị, sở thích và tính cách của đối phương.

Nhờ sự tinh tế và chân thành của Lý Gia Thành, khách hàng cảm thấy đặc biệt được tôn trọng, cũng rất cao hứng mà chi tiền cho các dịch vụ của quán. Giành được nhiều khách hàng về quán trà, Lý Gia Thành đương nhiên sẽ khiến ông chủ vui vẻ.

Kể từ đó, Lý Gia Thành càng tự giác rèn luyện năng lực quan sát, luyện thành công bản lĩnh ứng biến trước mọi tình huống. Chẳng mấy chốc, ông đã trở nên vô cùng thông thạo những nguyên tắc đối nhân xử thế.

Sau này, bản lĩnh ấy được Lý Gia Thành rất mực trọng dụng. Nhờ có năng lực quan sát được rèn luyện không ngừng qua năm tháng, ông hiểu được những nhu cầu thiết thực từ phía khách hàng.

Chưa dừng lại ở đó, sự thấu hiểu tâm lý người dùng cùng khả năng ứng biến ở trình độ thượng thừa còn giúp vị đại gia họ Lý có được khả năng điều khiển tâm lý khách hàng.

Nếu không sở hữu bản lĩnh này, sự nghiệp của Lý Gia Thành khó có thể huy hoàng tới vậy.

Nhờ 1 thói quen rất nhỏ khi còn trẻ, Lý Gia Thành từ nhân viên chạy bàn đã trở thành tỉ phú - Ảnh 5.

Năng lực thấu hiểu khách hàng cùng bản lĩnh ứng phó trước mọi tình huống đã trở thành vốn liếng quý giá giúp Lý Gia Thành khởi nghiệp và thu được thành công rực rỡ. (Ảnh: Nguồn Internet).

Bài học

Nếu bạn nhận được một công việc chưa tương xứng với năng lực, nhưng tâm can lại luôn coi nhẹ, khinh thường nó, vậy chắc chắn bạn sẽ chẳng thu lại được gì ngoài sự uất ức và thua kém.

Ngược lại, nếu bạn coi công việc ấy là một cơ hội để rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực và kỹ năng, những gì bạn thu được chắc chắn sẽ ngoài sức tưởng tượng.

Số mệnh luôn công bằng đối với tất cả mọi người. Bạn bỏ ra bao nhiêu, bạn muốn có được thứ gì, vận mệnh đều sẽ tạo điều kiện để bạn đạt được điều mình muốn.

Thế nhưng, những điều kiện ấy mà vận mệnh ban cho chúng ta lại không hề lộ liễu, buộc ta phải bỏ công tìm kiếm.

Vì thế, người chịu đầu tư nghiêm túc cho cuộc đời của mình, chắc chắn sẽ không bao giờ phí công đi oán trách vận mệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại