Nhìn vào điều này, Thái Lan đang "lao dốc" trong khi Việt Nam vươn lên mạnh mẽ!

Báo cáo mới nhất của Nikkei Market cho biết, trong tháng 11, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) - một chỉ số tổng hợp về tình trạng sản xuất của Việt Nam đã có sự tăng vọt mạnh mẽ, lên 54 điểm, trong khi đó, ở các nước như Thái Lan, Malaysia lại liên tục giảm.

Từ tháng 8 đến tháng 11/2016, chỉ số PMI của Thái Lan đã liên tục giảm từ 49,8 điểm xuống còn 48,2 điểm. Như vậy, tháng 11 tiếp tục là tháng mà chỉ số PMI Thái Lan xuống dưới mức 50 điểm, vốn là định mức an toàn đối với ngành sản xuất.

Nhận định về hiện tượng này, Bernard Aw, nhà kinh tế tại IHS Markit cho rằng sự ra đi của nhà vua Thái Lan đã tác động đến hoạt động sản xuất ở Thái Lan. Cụ thể, đã có bằng chứng cho thấy khối lượng sản phẩm đầu ra thấp hơn một phần là do các nhà máy tạm dừng sản xuất trong tháng.

Về phía Malaysia, PMI cũng giảm nhẹ từ tháng 10 sang tháng 11, từ 47,2 điểm xuống còn 47,1 điểm, đánh dấu sự giảm thấp nhất kể từ tháng 6.

Trái ngược với tình hình sản xuất không mấy lạc quan của Thái Lan, Việt Nam đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI của Việt Nam tháng 11 đã tăng vọt lên 54 điểm, cao nhất trong vòng 1,5 năm qua.

Điều này cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh và ngày càng nhanh trong tháng 11, với tốc độ tăng nhanh tháng thứ ba liên tiếp, mạnh nhất kể từ tháng 5/2015.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã làm sản xuất tăng trở lại sau khi giảm trong tháng 10. Sản lượng tăng mạnh và nhanh nhất trong thời kỳ 16 tháng.

Vì số số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các nhà sản xuất Việt Nam đã phải tuyển thêm nhân viên, với tốc độ tuyển dụng nhanh hơn so với tháng trước. Nhờ vậy, số lượng việc làm đã tăng trong 8 tháng qua.

Với nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng và có một số báo cáo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn đáng kể trong tháng 11. Mức tăng gần đây là mạnh nhất trong 30 tháng. Giá cả đầu ra cũng tăng nhanh hơn và là mức tăng mạnh nhất trong thời kỳ năm năm rưỡi.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng lượng hàng dự trữ trong tháng, từ đó làm tăng tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm.

Ông Andrew Harker của IHS Markit cho biết các lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 2016, trong khi IHS Markit dự báo mức tăng GDP Việt Nam sẽ là 6,3% trong năm 2017.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại