Hơn 1000 năm trước, tục bó chân (hay còn được biết đến về giai thoại gót sen hay gót huệ) được xem là một trong những biểu tượng sắc đẹp và địa vị trong thời phong kiến của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19 tập tục này đã bị cấm để thúc đẩy bình đẳng nam nữ thì ở những làng quê xa xôi vẫn còn xót lại một số phụ nữ cuối cùng từng chịu sự hà khắc từ truyền thống kì lạ này.
Tục bó chân ở Trung Quốc luôn là nên văn hóa khiến thế giới tò mò. (Ảnh: Internet)
Không ít nhà văn hóa phương Tây đã đến Trung Quốc để tìm hiểu và gặp những người phải chịu hủ tục kì lạ này.
Ở phương Tây, trong khi họ trân trọng từng ngón chân của người phụ nữ trên đôi giày cao gót sang trọng và quý phái thì ở Trung Quốc thời đó, người phụ nữ phải bó chân để có được đôi chân "gót sen" từ khi còn nhỏ.
Những người phụ nữ sống trong thời đại này phải chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp phong kiến khi họ chỉ được xem là công cụ sinh sản và trang trí, hoàn toàn không hề có tiếng nói và quyền lực trong gia đình.
Không những thế, những bà mối hay mẹ chồng thường căn cứ vào đôi chân bó để đánh giá người phụ nữ đó tốt hay không. Và những người có đôi chân "gót sen" thường là rất hiền lành, biết vâng lời và không bao giờ cãi lời mẹ chồng.
Họ còn tin rằng, bó chân sẽ có lợi cho sức khỏe và có khả năng sinh sản cao hơn.
Những người phụ nữ phong kiến ngày xưa phải bó chân khi còn rất nhỏ. (Ảnh: Internet)
Quá trình này được bắt đầu trước khi khung xương chân của người phụ nữ có cơ hội phát triển. Mẹ hoặc bà sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Và thường sẽ được thực hiện suốt những tháng mùa đông, khi những đôi chân nhỏ thường co quắp lại vì giá lạnh.
Sau đó đôi bàn chân sẽ được ngâm trong một hỗn hợp ấm của các loại thảo mộc và máu động vật để được làm mềm.
Trước đó, móng chân phải được cắt ngắn đi càng nhiều càng tốt để đảm bảo nó không gây khó khăn trong quá trình bị nắn cũng như có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu đâm phải vào da thịt.
Bàn chân sau đó sẽ được xoa bóp thật nhẹ nhàng và quấn quanh bởi những dải băng bằng lụa và cotton được chuẩn bị sẵn và ngâm vào hỗn hợp thảo dược tương tự trước khi trải qua quá trình tàn nhẫn đau đớn ở giai đoạn tiếp theo.
Các cụ ngày xưa phải chịu đau đớn với hủ tục hà khắc này. (Ảnh: Internet)
Từng bàn chân sau đó sẽ được bẻ gãy, hay thậm chí là đập gãy rồi cuốn gọn vào trong những dải băng ướt, nén thật chặt đến kiệt nước, rồi kéo giật mạnh về phía gót chân.
Trong nhiều trường hợp khó, người ta thậm chí còn phải dùng dao cắt sâu ở lòng bàn chân để có thể thực hiện công việc này được dễ dàng. Những ngón chân bị bó sẽ được quấn chặt bới những mảnh vải để luôn giữ được ở đúng vị trí.
Trong thời gian bó, những mảnh vải này sẽ luôn được thay đổi và bàn chân cũng sẽ được làm sạch thường xuyên, người ta cũng sẽ bóp và bó chặt dần đều cho đến khi bàn chân đạt đúng kích cỡ như mong muốn.
Theo những nhà nghiên cứu văn hóa, mọi quốc gia đều có những phong tục khác nhau để thay đổi cấu trúc cơ thể nhằm mục đích làm đẹp, hướng đến cái chân thiện mỹ.
Nếu như ngày nay, phụ nữ tìm đến phẫu thuật thẫm mỹ như nâng ngực, độn cằm, sữa mũi thì việc bó chân của người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, tuy có hơi tàn nhẫn nhưng vẫn được xem là một truyền thống chấp nhận được.
Và những người phụ nữ cuối cùng còn sót lại ở thời Trung Quốc với đôi chân "gót sen" luôn được xem là niềm kiêu hãnh một thời.
Dưới dây là một số hình ảnh chân "gót sen" của người phụ nữ Trung Quốc thời xưa:
Một số hình ảnh chân "gót sen" của người phụ nữ Trung Quốc thời xưa. (Ảnh: Internet)
(Tổng hợp)