Nhìn lại thảm hoạ hàng không nước Đức: 2 máy bay đâm vuông góc giữa không trung, 71 người thiệt mạng

Tiểu Lam |

Thảm kịch kinh hoàng xảy ra vào ngày 1/7/2002, khi hai chiếc máy bay va chạm vuông góc với nhau trên không trung khiến toàn bộ hành khách cùng phi hành đoàn trên hai chiếc máy bay thiệt mạng.

Hy hữu hai máy bay đâm nhau giữa không trung

Theo đó, đêm ngày 1/7/2002, người dân sống tại khu vực Überlingen nước Đức nghe thấy một tiếng nổ lớn. Ngay sau đó bầu trời đêm được thắp sáng đỏ rực bởi những mảnh vỡ đang bốc cháy từ vụ va chạm kinh hoàng của 2 chiếc máy bay.

Hàng trăm nhân viên cứu hộ cùng cảnh sát đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm người sống sót nhưng phép màu đã không xảy ra. Vụ va chạm kinh hoàng đã giết chết tất cả hành khách và phi hành đoàn trên 2 chiếc máy bay.

Nhìn lại thảm hoạ hàng không nước Đức: 2 máy bay đâm vuông góc giữa không trung, 71 người thiệt mạng - Ảnh 1.

Hai máy bay đâm vuông góc giữa không trung, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Vụ tai nạn này được cho là thảm họa hàng không hy hữu và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không nước Đức. Bởi không chỉ nguyên nhân mà hệ lụy sau vụ tai nạn còn khiến nhiều người day dứt khôn nguôi. Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

Tai nạn kinh hoàng nhất lịch sử hàng không nước Đức

Đêm ngày 1/7/2002, chuyến bay mang số hiệu 2937 của hãng hàng không Bashkirian Airlines khởi hành tại Matxcơva, Nga đến Barcelona, Tây Ban Nha. Đây là “chuyến bay đặc biệt” được điều hành bởi cơ trưởng tài năng có hơn 30 năm kinh nghiệm - G.Alexander.

Gọi đây là “chuyến bay đặc biệt” bởi hành khách trên chuyến bay đa phần đều là những đứa trẻ ưu tú đến từ Ufa, Bashkortostan. Chuyến bay là kỳ nghỉ do ủy ban UNESCO địa phương tổ chức tài trợ cho những đứa trẻ tài năng của khu vực tới bãi biển Costa Daurada của Catalonia, Tây Ban Nha.

Khi bay qua không phận Überlingen nước Đức, do mâu thuẫn trong hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu và hệ thống cảnh báo tránh va chạm máy bay TCAS (Traffic Collision Avoidance System - hệ thống được trang bị trên máy bay, tự động cảnh báo để tránh va chạm). Chiếc máy bay mang số hiệu 2937 của Nga và chiếc máy bay DHL 611 đều bay ở cùng độ cao 36.000 feet (khoảng 11.000m).

Nhìn lại thảm hoạ hàng không nước Đức: 2 máy bay đâm vuông góc giữa không trung, 71 người thiệt mạng - Ảnh 2.

Vụ tai nạn này được cho là thảm họa hàng không hy hữu và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không nước Đức. Ảnh: Internet

Vụ tai nạn này được cho là thảm họa hàng không hy hữu và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không nước Đức. Ảnh: Internet

45 giây trước thảm họa, cơ trưởng G.Alexander đã phát hiện ra vấn đề và cố gắng điều chỉnh độ cao của máy bay nhưng vì do thời gian quá ngắn. Hai chiếc máy bay va chạm vuông góc với nhau. Phần đuôi của chiếc máy bay DHL611 đã cắt ngang thân máy bay 2937 khiến chiếc máy bay vỡ làm đôi. Chiếc máy bay 2937 sau đó bốc cháy dữ dội và rơi xuống ngay lập tức. Còn chiếc máy bay chở hàng DHL 611 do mất bộ phận cân bằng ở đuôi cũng rơi ngay sau đó.

Nguyên nhân xảy ra thảm kịch

Theo điều tra, nguyên nhân chính dẫn tới thảm kịch là do đường truyền và hệ thống cảnh báo của hãng Skyguide, Đức đã hoạt động không hiệu quả. Thêm vào đó, việc thiếu nhân sự khiến nhân viên kiểm soát không lưu Peter Nielsen phải một mình quản lý hai khu vực cùng một lúc dẫn tới chậm trễ trong việc tiếp nhận và đưa cảnh báo nguy hiểm cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới thảm kịch.

Hậu quả ám ảnh

Vụ va chạm khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên 2 chiếc máy bay thiệt mạng, theo thông kê 71 người đã chết trong vụ va chạm này, đau lòng hơn cả trong đó có 46 hành khách là trẻ em.

Nhìn lại thảm hoạ hàng không nước Đức: 2 máy bay đâm vuông góc giữa không trung, 71 người thiệt mạng - Ảnh 3.

Vụ va chạm khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên 2 chiếc máy bay thiệt mạng. Ảnh: Internet

Phía Skyguide ban đầu đổ lỗi cho phi công Nga nhưng sau đó đã phải chấp nhận toàn bộ trách nhiệm và xin thân nhân nạn nhân tha thứ. Đồng thời chấp nhận bồi thường khoản tiền khổng lồ cho người nhà các nạn nhân. Năm 2008, Skyguide nộp đơn xin phá sản theo luật pháp Nga.

Nhân viên kiểm soát không lưu Peter Nielsen người trực tiếp hướng dẫn và kiểm soát sau khi chứng kiến thảm kịch đêm 1/7/2002 đã phải nhận chăm sóc y tế do chấn thương tâm lý. Không lâu sau đó, vào ngày 24 tháng 2 năm 2004, Peter Nielsen bị đâm chết tại nhà riêng. Hung thủ là kiến trúc sư người Nga, vì quá đau đớn trước cái chết của vợ và hai con trên chuyến bay 2937, người này đã theo dõi và quyết định trả thù Peter Nielsen. Vụ việc kéo dài nhiều năm được cho là thảm họa hàng không hy hữu và kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không nước Đức.

Sau vụ tai nạn thảm khốc này, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO đã đưa thông báo. Trong tình huống xảy ra mâu thuẫn giữa các hướng dẫn của nhân viên kiểm soát không lưu ATC và hệ thống cảnh báo tránh va chạm tự động TCAS thì các máy bay cần tuân theo hướng dẫn của TCAS, bỏ qua hướng dẫn của nhân viên kiểm soát không lưu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại