Nhìn lại kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử

Nhật Linh |

Đến thời điểm hiện tại, kinh tế Mỹ đã có nhiều điểm sáng – tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn còn có những điều đáng ngại.

Năm 2008, khi Tổng thống Obama nhậm chức, kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn khủng hoảng.

Nước Mỹ đã mất 7 năm để khôi phục nền kinh tế, và chỉ còn ba tháng nữa cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra tân tổng thống mới. Đến thời điểm hiện tại, kinh tế Mỹ đã có nhiều điểm sáng – tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn còn có những điều đáng ngại.

Thời báo New York đã tổng kết lại tình hình kinh tế Mỹ trước thời điểm diễn ra bầu cử sắp tới.

GDP tốt hơn thực tế

Một trong những điều đáng chú ý đó là GDP trong quý 2 chỉ tăng trưởng 1,2%, thấp hơn nhiều so với dự đoán 2,5% của giới phân tích.

Nhưng phần lớn nguyên nhân sụt giảm là do tồn kho doanh nghiệp được rút ngắn trong khi con số này không mang nhiều tính dự báo về tương lai.

Nếu nhìn vào “doanh số cuối”, tức GDP không tính tồn kho, nền kinh tế tăng trưởng ở mức 2,4%, có thể coi đây là mức tăng trưởng khá kể từ những tháng mùa đông và con số này cũng tương đương so với dự báo.

Doanh số cuối có xu hướng sẽ là thước đo đánh giá tốt hơn về mức tăng trưởng trong khi số tồn kho thường hay dao động và không phản ánh xu hướng dài hạn.

Tiêu dùng

Yếu tố lớn nhất của nền kinh tế, các chi phí tiêu dùng cá nhân có mức tăng ấn tượng 4,2% trong quý 2.

Đây là bằng chứng cho thấy mức tăng trưởng tiêu dùng được chờ đợi đã lâu cuối cùng cũng trở thành hiện thực nhờ sự cải thiện trên thị trường lao động cũng như sự đóng góp của giá năng lượng rẻ hơn.

Người Mỹ đang có cảm giác giàu có hơn và điều này được thể hiện qua động thái nhiều người sẵn sàng tiêu tiền các cửa hàng mua sắm, nhà hàng, đại lý ô tô.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh số bán lẻ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn lại kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử - Ảnh 1.

Tốc độ tăng lương lớn hơn

Một tin tốt khác trong dữ liệu kinh tế liên quan đến tiền lương. Chỉ số chi phí thuê nhân công có thế không nhận được nhiều sự chú ý như mức tăng trưởng GDP nhưng đây lại là thông số quan trọng để hiểu được các nhà tuyển dụng đang chi tiền ra sao đối với lương và thưởng cho nhân viên.

Chỉ số chi phí thuê nhân công tăng 0,6% trong quý hai và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thông tin chi tiết của báo cáo còn gây chú ý hơn.

Các quỹ lương cũng như các điều kiện bù lương hiện tăng 2,5% so với cùng thời điểm năm ngoái, chỉ số này cũng tăng 2% trong quý 2.

Đó chỉ là một con số nhưng lại mang ý nghĩa kết luận: lương nhân công không chỉ đang tăng mà còn bắt đầu tăng với tốc độ nhanh hơn.

Điều này đang diễn ra dưới hình thức trả trực tiếp bằng tiền thay vì bị hạn chế bằng bảo hiểm y tế hoặc các chính sách thưởng khác của doanh nghiệp.

Do vậy, người Mỹ đang bắt đầu nhìn thấy những con số lớn hơn trên phiếu lương và đương nhiên họ sẽ tiêu nhiều tiền hơn.

Đầu tư sụt giảm

Đối với lĩnh vực kinh doanh, mọi thứ không diễn ra hoàn hảo như mong đợi. Đầu tư vào cơ cấu kinh doanh, trang thiết bị và sở hữu trí tuệ giảm ba quý liên tiếp.

Đầu tư vào lĩnh vực khai thác năng lượng cũng chứng kiến sự đi xuống, một trong những nguyên nhân chính là giá dầu cũng như giá khí đốt tuột dốc. Đồng USD mạnh cũng giáng một đòn vào xuất khẩu Mỹ, tạo sức ép lợi nhuận lên các doanh nghiệp trong lúc phải đối mặt với mức lương ngày càng tăng.

Yếu tố dễ hiểu ở đây là người tiêu dùng hiện đang phải chèo lái con tàu kinh tế trong lúc các doanh nghiệp đang có bước thụt lùi. Kết quả tất yếu cuối cùng phải xảy ra – hoặc là doanh nghiệp sẽ phải tăng đầu tư để hoàn toàn thoả mãn tất cả những yêu cầu của tiêu dùng, hoặc đầu tư doanh nghiệp thấp đồng nghĩa với ít việc làm hơn cũng như tiêu dùng ít hơn.

Và đó không phải là yếu tố duy nhất và đáng lo ngại nhất trong số những thông tin về kinh tế Mỹ.

Tăng trưởng sản xuất nghèo nàn

Theo thời gian, sản xuất ngày càng chứng minh đây là yếu tố quyết định góp phần vào một xã hội giàu có như thế nào: bao nhiêu sản lượng kinh tế được tạo ra trong một giờ, một ngày hoặc được tạo bởi lực lượng lao động?

Trong vài năm qua, thước đo này chưa bao giờ gây thất vọng cho các nhà kinh tế dù điều này chưa hoàn toàn được lý giải. Nhưng dữ liệu mới nhất cho thấy tình hình thậm chí sẽ trở nên xấu hơn khi nhìn vào con số trong nửa đầu năm nay.

Thị trường lao động, ngoại trừ tháng 5 có chiều hướng đi xuống, còn lại đã thực sự tăng trưởng tốt trong suốt nửa đầu năm với số người làm việc và thời gian lao động tăng ổn định. Nhưng theo số liệu GDP mới, kinh tế chỉ tăng với tốc độ 1% trong khoảng thời gian 6 tháng.

Mặc dù con số tồn kho có thể không nói lên nhiều điều về tương lai nền kinh tế những lại có ý nghĩa khi phần lớn nhu cầu hàng hoá trong một nền kinh tế được đáp ứng bằng việc lấy hàng từ kho để để bổ sung cho các kệ hàng của cửa hàng, nhưng lại không được thay thế bằng những công nhân sản xuất nhiều hoá hơn.

Vì vậy, khi tính đến sản xuất, sự thực là tăng trưởng GDP thực sự thấp, bất kể vai trò của tồn kho.

Năng suất lao động trong quý đầu tiên giảm 0,6%, theo dữ liệu được công bố trước đó. Những số liệu sắp tới được công bố có khả năng sẽ cho thấy câu chuyện ảm đạm hơn.

Động lực chính thúc đẩy sản xuất là điều không dễ lý giải vì vậy đây cũng là vấn đề khó tìm hướng giải quyết.

Cục dự trữ liên bang Mỹ không thể đẩy năng suất lên một cách thần kỳ. Nhưng dữ liệu mới nhất là minh chứng cho thấy tăng trưởng sản xuât yếu sẽ là mối đe doa đến sự thịnh vượng lâu dài của nước Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại