Nhìn anh họ chăm sóc bố bị liệt, tôi quyết định không đi vào “vết xe đổ” này: Về già, tôi tìm bình yên cho mình bằng 1 cách

Huyền Giang |

Sau khi chứng kiến người anh họ chăm sóc bố những ngày cuối đời, người đàn ông 55 tuổi quyết định sẽ vào viện dưỡng lão sống nếu không còn khả năng tự chăm sóc cho mình.

Câu chuyện của người đàn ông 55 tuổi tên Ôn Thanh, đến từ Trung Quốc đang nhận nhiều sự chú ý trên diễn đàn Toutiao. Không ít người đồng cảm với suy nghĩ của ông Ôn Thanh sau câu chuyện mà ông chia sẻ.

Dưới đây là lời kể của ông Ôn Thanh được đăng tải trên Toutiao:

Tôi năm nay 55 tuổi, cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, sớm kết hôn và yên bề gia thất. Tôi và vợ sinh được 2 người con, 1 trai 1 gái, nay cũng đã khôn lớn, trưởng thành và làm việc ở thành phố Bắc Kinh. Chúng tôi sống ở quê, hưởng cuộc sống yên bình và an nhàn vì không có gánh nặng lớn lao nào nữa.

Nói về tài chính, chúng tôi không giàu có nhưng cũng không cần dựa vào con cái. Tôi và vợ có lương hưu khoảng 7.000 NDT/tháng (tương đương 24 triệu đồng). Vì vậy, ngoài việc ăn uống, trang trải sinh hoạt, tiền này chúng tôi tiết kiệm chút ít để sau này già cả sẽ có tiền lo toan.

Hai tháng trước, vợ chồng tôi tụ họp ở nhà bác tôi để ăn giỗ, tiện thể thăm bác bị liệt đã nhiều năm. Bác tôi năm nay đã 85 tuổi, sau cú ngã cách đây 8 năm, giờ bác phải nằm liệt giường, không thể đi lại hay vệ sinh cá nhân.

Nhìn anh họ chăm sóc bố bị liệt, tôi quyết định không đi vào “vết xe đổ” này: Về già, tôi tìm bình yên cho mình bằng 1 cách - Ảnh 1.

Bác tôi bệnh tật nhưng được con cái chăm lo từng li từng tí. Ảnh minh họa: Internet

Bác có 1 con trai và 2 người con gái rất hiếu thảo. Họ đều đã ở ngưỡng tuổi 60, đã nghỉ hưu và không ngại chăm sóc cho bố. Cả 3 người chủ động thay phiên nhau chăm bố, lo toan mọi công việc cơm nước, tắm giặt, vệ sinh…

Đã nhiều năm không gặp, tôi sốc nặng khi nhìn thấy tình trạng sức khỏe của bác. Theo lời anh họ của tôi - tiểu Quân thì 2 năm đầu bác tôi vẫn rất minh mẫn. Tuy 2 chân không cử động được nhưng bác vẫn có thể ngồi phụ con nhặt rau, trò chuyện với con cháu hàng ngày. Tuy nhiên kể từ đó tới nay, bác tôi mắc bệnh Alzheimer, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí còn không nhận ra người thân.

Cũng từ lúc này, tính tình của bác dần thay đổi. Bác dễ cáu kỉnh, nổi giận, thậm chí còn ném đồ đạc lung tung, hất văng cơm canh khi con cái bón cho. Vì vậy, các con của bác tôi đều rất vất vả. Họ phải dành rất nhiều thời gian, công sức cũng như sự kiên nhẫn để chăm sóc bố bệnh tật.

Anh họ cũng tâm sự với tôi rằng dù vất vả đến mấy anh cũng không muốn để bố phải khổ sở. Các anh chị từng thuê người giúp việc về chăm sóc bố nhưng họ không thể trụ lại được. Vì vậy, bằng mọi cách họ vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của 1 người con đối với người bố đau ốm.

Trở về nhà, tôi cảm thấy bác thật may mắn vì có con cái hiếu thuận, yêu thương hết mực. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy thương anh họ vì phải ôm gánh nặng quá lớn trên vai. Tôi và vợ bàn bạc với nhau và đưa ra 1 quyết định cho tuổi già.

Nhìn anh họ chăm sóc bố bị liệt, tôi quyết định không đi vào “vết xe đổ” này: Về già, tôi tìm bình yên cho mình bằng 1 cách - Ảnh 2.

Hai vợ chồng tôi đưa ra quyết định sáng suốt cho tuổi già. Ảnh minh họa: Internet

Chúng tôi quyết định sẽ dồn tiền tiết kiệm để sau này sống trong viện dưỡng lão khi không thể chăm sóc cho bản thân. Tôi nghĩ rằng con cái còn rất nhiều gánh nặng khác, nên tôi không muốn chúng phải lao tâm khổ tứ vì bố mẹ già. Tôi mong muốn các con được sống cuộc đời của chính mình thay vì phải dành quá nhiều thời gian lo toan cho bố mẹ. Chỉ cần chúng tôi và các con đều sống tốt thì không sống cùng nhau cũng không sao.

Tôi tin quyết định này sẽ mang lại cho vợ chồng tôi sự bình yên. Những năm tháng tuổi già, tôi muốn sống thật thoải mái, không làm phiền tới bất kỳ người con nào.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại