01
Một danh nhân đã từng nói rằng cơ thể của bạn là phúc khí lớn nhất trong cuộc đời bạn.
Cơ thể của mỗi người là không giống nhau, việc chúng ta làm cũng không giống nhau, cho nên vận mệnh về sau đương nhiên sẽ khác nhau.
Trời ban cho Tần Thủy Hoàng tuổi thọ 49 năm để thống nhất Trung Hoa, cho Lưu Bang tuổi thọ hơn 60 năm để hoàn thành việc trở thành một vĩ nhân. Đây là sự khác biệt về thể trạng, thứ quyết định sự khác biệt trong những việc bạn làm.
Vậy làm thế nào để biết một người có khỏe mạnh hay có nên được việc lớn hay không? Nhìn vào đâu để phán đoán được những điều này? Đáp án chính là nhìn vào cơ thể!
Để quan sát một người, chúng ta phải quan sát nó từ khía cạnh "biến" và "bất biến". Khi nhìn người trẻ, hãy nhìn vào "đôi mắt". Khi nhìn vào người trung niên, hãy nhìn vào "khí". Khi nhìn người già, hãy nhìn vào "miệng" của họ.
Ba góc độ khác nhau này về cơ bản có thể phản ánh một người và cuộc sống của họ.
Hình trong bài có tính minh hoạ
02
Thiếu niên, nhìn vào MẮT
Khi một người còn tương đối trẻ, nếu muốn biết người đó có thông minh và phản ứng nhanh nhạy hay không, chúng ta nên nhìn vào đâu?
Cách trực tiếp nhất là nhìn vào "đôi mắt". Bởi lẽ đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của một con người. Suy nghĩ trong lòng họ là gì, có trong sáng hay không, đều có thể được bộc lộ ra từ trong đôi mắt.
Đôi mắt của một số người rất linh hoạt và chúng sáng lên ngay khi họ nghĩ ra một ý tưởng nào đó. Những người như vậy đa số hướng ngoại. Một đôi mắt linh hoạt và sáng, là biểu hiện của một tính cách nhạy bén, đầu óc linh hoạt.
Ngược lại, một số người có ánh mắt tương đối đờ đẫn, người khác có nói gì họ cũng không đáp lại. Những người như vậy phần lớn có độ nhạy cảm không cao, phản ứng chậm một nhịp.
Đôi mắt có tinh tường, linh hoạt hay không, tại sao lại ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của một người? Trước hết, đôi mắt là cơ quan linh hoạt nhất trong năm giác quan và có nhiều biểu hiện vi mô nhất. Thứ hai, những gì đôi mắt phản ánh là khía cạnh thực sự của một người.
Nếu người ta không sợ, liệu họ có liên tục chớp mắt? Nếu một người đủ linh hoạt, tại sao họ lại có đôi mắt đờ đẫn? Tính cách và hiệu quả làm việc được bộc lộ gián tiếp thông qua đôi mắt.
Một số nhà tâm lý học đã nói rằng những gì một đứa trẻ giỏi, tính cách mà nó phát triển và những thứ nó thích sẽ không thay đổi ngay cả khi bước vào độ tuổi 30 hay 40.
Vì vậy, đôi mắt chính là bức tranh khắc họa cuộc đời của vô số người.
03
Trung niên nhìn KHÍ
Một bậc thầy về quốc học của Trung Quốc cho rằng người trung niên nên "dưỡng khí" để tu thân.
"Dưỡng khí" là gì? Đó là chăm sóc hơi thở của bản thân, chăm chút năng lượng và tinh thần của chính mình. Nếu bạn có một tinh thần tốt, phúc khí của bạn sẽ lớn. Ngược lại, sự suy giảm năng lượng và tinh thần cũng đồng nghĩa với hai chữ xui xẻo.
Hầu hết những người trung niên tràn đầy năng lượng đều có ba đặc điểm này. Thứ nhất là đi đứng vững vàng không loạng choạng; thứ hai là đầu óc minh mẫn không mơ hồ; thứ ba là hơi thở êm dịu, không bệnh nặng.
Muốn biết một người đàn ông trung niên có cuộc sống sung túc trọn vẹn hay không, không cần hỏi anh ta kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần nghe anh ta nói và nhìn anh ta bước đi, vậy là đủ. Những người nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, đầy sức sống, nhiệt huyết, không chỉ tự tin mà còn có một sức khỏe tuyệt vời.
Có một cụm từ gọi là "Trung khí"? Đó là khí của đan điền. Nếu khí vận từ đan điền đủ trơn tru, thông thuận, thì về cơ bản bạn sẽ không bị bệnh tật. Bạn cân biết một điều, khí có thể tu thân, khí có thể dưỡng tâm, khí cũng có thể giữ bình an cho bạn.
04
Lão niên, nhìn MIỆNG
Bước vào tuổi già, muốn xem một người có phúc hay không, nên nhìn vào bộ phận nào? Đó là "miệng".
Miệng là thứ rất trực tiếp. Nếu bạn có sức khỏe tốt, tâm trạng tốt, bạn sẽ tự nhiên muốn ăn nhiều hơn và miệng của bạn sẽ hoạt động siêng năng hơn. Ngược lại, nếu bạn không có sức khỏe tốt hoặc tâm trạng không tốt, tự nhiên bạn sẽ không muốn mở miệng.
Người xưa thường nói, ăn được ngủ được là tiên.
Sự trôi chảy của việc "ăn, uống" đều liên quan đến cái miệng. Bất cứ thứ gì bạn ăn hoặc uống đều cần phải được đưa từ miệng xuống dạ dày. Nếu không có điểm xuất phát là "miệng", sẽ không có quá trình tiếp theo.
Thay vì nói "tuổi già xem cái miệng", chi bằng nói "liệu bạn ăn uống thoải mái khi về già hay không". Tất cả những điều này đều liên quan đến việc thân thể của một người có khỏe mạnh hay không, tâm lý của người đó có lạc quan hay không.
Miệng, có thể giúp ta thấy được chất lượng cuộc sống của một người già. Việc ăn uống tưởng chừng như rất bình thường nhưng thực chất lại là sự phản ánh trực tiếp của tâm sinh lý.
Mong rằng tất cả chúng ta đều ăn ngon, ngủ kỹ và cả đời vô ưu!