Nhiều xác thuyền chiến và tàu ngầm ở Thế Chiến II đã biến mất bí ẩn dưới lòng đại dương

NTT13789 |

Các đơn vị hải quân đang lúng túng trong việc giải thích sự biến mất này.

Các đống đổ nát của sáu tàu chiến và một tàu ngầm đã nằm lại đáy biển Java từ năm 1942 hiện nay đã mất tích, các cơ quan có thẩm quyền của hải quân đang lúng túng trong việc giải thích sự biến mất này.

Các tàu, bao gồm 3 tàu của Hà Lan, 6 tàu của Anh và một tàu ngầm của Mỹ, tất cả đã chìm trong Cuộc chiến Biển Java trong Thế Chiến II, khi quân đồng minh chịu thất bại nặng nề dưới tay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản ngoài bờ biển của Indonesia.

Khám phá này được tìm ra trong quá trình chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lần thứ 75 sau cuộc chiến. Với việc Bộ Quốc phòng Hà Lan là đơn vị đầu tiên xác nhận vào hôm thứ Ba rằng hai xác tàu đắm là HNLMS De Ruyter và HNLMS Java đã hoàn toàn biến mất.

Một mảnh lớn của con tàu thứ ba của Hà Lan là HNLMS Kortenaer cũng biến mất.

Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Anh đã xác nhận rằng tàu HMS Exeter và HMS Encounter đã biến mất cùng với phần lớn của con tàu thứ ba, tàu HMS Electra cũng biến mất.

Một tàu ngầm của Mỹ, tàu USS Perch cũng đã biến mất.

Các nhà nghiên cứu hải quân đã sử dụng sóng siêu âm để tạo ra một bản đồ 3D của vùng đáy biển, nơi các xác tàu đắm nằm lại. Và mặc dù các xác tàu không còn nằm đó nhưng những dấu vết của chúng (những vết lõm) ở đáy biển vẫn còn nhìn thấy được.

Trong khi nguyên do của những vụ mất tích vẫn chưa được xác nhận, các cơ quan hải quân đang triển khai một cuộc điều tra quốc tế, nghi ngờ có kẻ đã đánh cắp các xác tàu này để lấy phế liệu.

Có khả năng cuộc điều tra sẽ huy động cả các lái tàu, thợ lặn sử dụng các phương tiện hoạt động dưới nước có điều kiện (ROVs) để xác nhận các bản đồ sóng âm của các xác tàu mất tích. 

Bên cạnh đó, có thể tìm ra người có khả năng là thủ phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp này.

Các vùng biển xung quanh Indonesia, Singapore và Malaysia được cho là nơi nằm lại của hơn một trăm xác tàu đắm trong Thế Chiến II. Các kim loại như thép, nhôm và đồng đã làm cho các xác tàu này trở thành một nguồn thu đáng kể đối với lực lượng “đồng nát”.

Theo một báo cáo đăng trên tờ New Straits Times năm ngoái, những người “đồng nát” trong khu vực này cải trang thành ngư dân và sử dụng chất nổ để thổi bay các xác tàu thành từng mảnh.

Một cuộc điều tra đã được triển khai để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với các xác tàu, trong khi nội các đã được thông báo,” Bộ Quốc phòng Hà Lan nói trong một phát biểu được công bố bởi The Guardian. “Sự mạo phạm đối với một di tích chiến tranh là tội nghiêm trọng.

Những thông tin trên sau khi được công bố đã gây phẫn nộ, bởi không chỉ về vật chất của các con tàu đắm mà đây còn được coi như là một nghĩa trang dưới nước của các thủy thủ đồng minh và nay đã bị phá hoại.

Theo Doorman, con trai của Chuẩn Đô đốc Hà Lan Karel Doorman, người đứng đầu các lực lượng đồng minh trong cuộc chiến, nói với BBC rằng ông không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy những hình ảnh siêu âm cho thấy những con tàu đã biến mất.

Tôi đã rất buồn,” ông nói. “Tôi không giận. Điều đó sẽ chẳng mang lại gì, nhưng tôi thật sự buồn. Trong nhiều thế kỷ, những ngôi mộ đã không bị làm phiền vậy mà giờ nó lại xảy ra.

Trong khi những người thu nhặt kim loại phế liệu được coi là đối tượng nghi vấn hàng đầu cho sự biến mất của các xác tàu, thì một số người lại không nghĩ như vậy.

Kích thước của các con tàu và độ sâu đáng kể ở nơi chúng nằm là khoảng 70m dưới mặt nước. Có nghĩa là việc di chuyển hoàn toàn các con tàu này là việc cực kỳ khó.

Nó gần như là bất khả thi,” Paul Koole từ Công ty cứu hộ Hà Lan Mammoet nói với Algemeen Dagblad. “Chúng ở quá sâu.

Đại diện của hải quân Indonesia cũng đồng tình với ý kiến này, nói rằng việc di chuyển cả một con tàu như vậy là một công việc tốn thời gian và công sức. Có nghĩa là các hoạt động phi pháp này nếu thực hiện sẽ gây chú ý lớn.

Rất vô lý khi nói rằng các xác tàu đắm đã biến mất đột ngột,” phát ngôn viên hải quân Indonesia Colonel Gig Sipasulta nói với BBC. “Những hoạt động dưới nước kiểu này có thể mất đến hàng tháng, thậm chí hàng năm trời.

Tham khảo Sciencealert


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại