Nhiều người Nhật “Vái Mặt Trời” để trường thọ, TS Nguyễn Hữu Khai khuyên làm để thải độc

Trần Quỳnh |

Hình thức cầu nguyện này còn được biết đến là một trong những "chìa khóa" dưỡng sinh của người dân đảo Okinawa (Nhật Bản) - nơi có tuổi thọ trung bình cao bậc nhất thế giới.

Bí quyết trường thọ bằng cách… "vái"!

"Vái Mặt Trời" có nguồn gốc từ 12 động tác mang tên Surya Namaskara của Yoga Ấn Độ. Trong đó, Surya nghĩa là "Mặt Trời", còn Namaskara chỉ sự vái chào hoặc biểu thị lòng kính trọng.

Ở Nhật, nhiều nơi thực hiện việc "Vái Mặt Trời" trong nghi thức cầu nguyện buổi sáng để tỏ lòng thành với đấng tối cao và mong muốn nhận được sự bảo vệ, ban phúc. Nghi thức này được thực hiện theo trình tự 7 động tác, có quy chuẩn từ tư thế đứng cho tới vái tạ ơn, tẩy uế, cầu nguyện, hít thở

Hình thức cầu nguyện này còn được biết đến là một trong những "chìa khóa" dưỡng sinh của người dân đảo Okinawa (Nhật Bản) - nơi có tuổi thọ trung bình cao bậc nhất thế giới.

Theo thống kê thực tế được đưa ra trong cuốn "Chương trình Okinawa": Cứ 100.000 người dân trên đảo này thì có tới 28 người sống trên 100 tuổi.

Tuổi thọ trung bình của những cư dân Okinawa luôn dao động ở mức đầu thế giới, với con số là 78 tuổi đối với nam và 86 tuổi đối với nữ. Đặc biệt, những người cao tuổi tại nơi này trải qua năm tháng tuổi già khỏe mạnh và ít mắc bệnh tật.

Mới đây, một lương y có tiếng ở Việt Nam là TS Nguyễn Hữu Khai đã chia sẻ một clip do ông thị phạm về động tác "Vái Mặt Trời". Thông qua thao tác của lương y Nguyễn Hữu Khai, "Vái Mặt Trời" được thực hiện đơn giản hóa theo các bước dưới đây:

- Bước 1: Hai chân đứng rộng bằng vai. Từ từ đưa tay hướng thẳng lên trời, đầu ngửa theo tay.

- Bước 2: Chậm rãi xoay lòng bàn tay ra hướng về phía sau. Hít không khí để căng lồng ngực.

- Bước 3: Đưa tay song song với nhau, từ từ cúi xuống, vừa hạ tay xuống vừa thở ra. Lưu ý thả lỏng tay.

- Bước 4: Từ từ nâng tay lên, vừa nâng tay lên vừa hít vào. Sau đó tiếp tục lặp lại quy trình ban đầu.

"Vái Mặt Trời" quý hơn thuốc bổ!

"Vái Mặt Trời" được coi là một "biến thể" của chuỗi 12 động tác liên hoàn trong Yoga. Chuỗi động tác này được sáng tạo bắt nguồn từ hình thức bày tỏ lòng biết ơn của người Ấn Độ cổ đại với Mặt Trời.

Chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản, nhưng việc "Vái Mặt Trời" lại sở hữu không ít công dụng đối với sức khỏe như: Làm ấm người, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hô hấp với vận động, cải thiện chức năng phổi, tiêu trừ mệt nhọc…

Không chỉ vậy, động tác này còn có công dụng phòng ngừa một số căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa.

Đặc biệt, động tác "Vái Mặt Trời" còn có khả năng cải thiện tình trạng của xương sống và các vùng kế cận, tức vị trí của mạch Nhâm và mạch Đốc.

Trung y cho rằng, mạch Nhâm chủ huyết, mạch Đốc chủ khí. Hai mạch này được các chuyên gia dưỡng sinh đặc biệt coi trọng. Bởi "nếu hai mạch này thông thì 8 mạch cùng thông, 8 mạch cùng thông thì trăm mạch sẽ thông, giúp mạnh gân, kiện cốt, xúc tiến tuần hoàn máu, ổn định tâm tính…"

Nhiều người Nhật “Vái Mặt Trời” để trường thọ, TS Nguyễn Hữu Khai khuyên làm để thải độc - Ảnh 2.

Chuyên gia yoga Claytor

Chuyên gia Yoga nổi tiếng là giáo sư Clayton Horton cũng đánh giá rất cao động tác "Vái Mặt Trời" và những biến thể của nó.

Với kinh nghiệm 27 năm luyện tập và giảng dạy Yoga, giáo sư Clayton khẳng định: Việc đưa Yoga vào đời sống hằng ngày sẽ mang lại những công dụng kỳ diệu với thân thể con người. Mà "Vái Mặt Trời" là một trong số đó.

Những lưu ý cần "nằm lòng" khi "Vái Mặt Trời"

1. Duy trì nhịp thở đều đặn, ổn định

Động tác "Vái Mặt Trời" phải được kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố vận động và hô hấp.

Chỉ khi hô hấp hòa nhịp với từng động tác, "Vái Mặt Trời" mới có thể thực hiện hoàn chỉnh và phát huy tối đa công dụng.

Trong quá trình luyện tập, bạn nên duy trì hô hấp đều đặn, ổn định, tránh việc thở gấp, nhịn thở hoặc thở dốc.

Kiên trì thực hiện bài tập này đúng cách sẽ giúp người tập tăng cường sinh lực, rèn luyện sức dẻo dai và khả năng tập trung của cơ thể.

2. Duy trì tư tưởng tĩnh tại

Mặt trời là nguồn sống của vạn vật nhân gian, là cội nguồn sinh mệnh của con người. Đó cũng là lý do mà từ xa xưa, cổ nhân thường thờ phụng thiên thể ấy.

Khi thực hiện "Vái Mặt Trời", người tập phải để vầng thái dương là trung tâm của suy nghĩ, phải một lòng chuyên chú mới có thể cảm nhận được hết ý nghĩa của động tác.

3. Lựa chọn không gian thoáng đãng, giàu dưỡng khí

Trong những ngày hè nóng nực, việc tập luyện ngoài trời sẽ dẫn tới tình trạng đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy, nhiều người đã chọn không gian tập luyện trong phòng điều hòa hoặc phòng có quạt. Tuy nhiên, cách làm này được cho là không tốt cho sức khỏe vì 3 nguyên nhân dưới đây.

Thứ nhất, lúc tập luyện là khi lỗ chân lông trên cơ thể mở rộng để tiết mồ hôi nhằm đào thảo độc tố. Lúc này, nếu bạn ở trong không gian có điều hòa hoặc quạt gió, luồng không khí ẩm, lạnh sẽ dễ dàng tiến nhập cơ thể qua lỗ chân lông, gây nên những chứng bệnh như đau cơ, nhức xương, cảm lạnh…

Thứ hai, việc không khí lạnh, ẩm xâm nhập cơ thể sẽ khiến các cơ quan, tổ chức bên trong chúng ta rơi vào tình trạng "co vì lạnh", khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu và giảm hiệu quả tập luyện.

Thứ ba, động tác "Vái Mặt Trời" cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhịp thở và nhịp vận động. Vì đây là hình thức vận động dưỡng khí, người tập cần lựa chọn môi trường quang đãng, nhiều oxy.

Vì thế, việc sử dụng điều hòa sẽ khiến nhiều người có thói quen đóng kín cửa phòng. Không khí không được lưu thông sẽ dễ dàng bị vẩn đụng bởi bụi bẩn, gây cản trở cho việc luyện tập.

Những lưu ý khi "Vái Mặt Trời":

Thứ nhất, duy trì nhịp thở đều đặn, ổn đinh. Tránh việc nhịn thở, thở gấp, thở dốc.

Thứ hai, coi mặt trời là trung tâm của suy nghĩ để cảm nhận trọn vẹn công dụng về sức khỏe và tinh thần mà động tác mang lại.

Thứ ba, tập luyện ở nơi quang đãng, nhiều dưỡng khí. Tránh luyện tập trong phòng điều hòa hoặc phòng kín.

* Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại