Đây là những phát biểu đầy giá trị của Giáo sư Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản khi tham dự Hội thảo quốc tế: "Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam bài học từ Nhật Bản".
Một trong mười xu thế ngành nghề quan trọng của thế giới
Đó chính là nghề Điều dưỡng (Tạp chí Entrepreneur (Mỹ) liệt kê nghề Điều dưỡng vào một trong 10 xu thế ngành nghề quan trọng của thế giới).
Chuyên ngành Điều dưỡng đã và đang phát triển thành một ngành học đa khoa. Nghề Điều dưỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi người, mọi gia đình.
Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển rất thiếu điều dưỡng.
Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với sự suy giảm dân số nhanh chóng do tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa. Đất nước này có độ tuổi trung bình cao nhất trên thế giới là 46, trong khi Mỹ là 37 và Việt Nam là 30.
Một phần nội dung báo cáo của giáo sư Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản.
Giáo sư Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản.
Chi phí y tế tăng lên khi tuổi trung bình tăng lên. Điều đó cho thấy, lý do tại sao chi phí y tế của Nhật Bản cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Với một xã hội nhanh chóng lão hóa, chính phủ Nhật Bản đang mạnh mẽ thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Tỷ lệ điều dưỡng trên giường bệnh theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO 2012.
So với mức trung bình quốc tế, số lượng bác sĩ cho mỗi công dân ở Nhật Bản là nhỏ, cũng như số lượng y tá, đặc biệt là trong chăm sóc điều dưỡng. Do đó, có một thực trạng rất rõ là, 3 trong 4 nhà dưỡng lão không thể thuê người chăm sóc.
Ở Việt Nam cũng còn nhiều thách thức. Thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành về Điều dưỡng. Phải sử dụng tới gần 70% đội ngũ giáo viên giảng dạy điều dưỡng là bác sĩ.
Khoa học Điều dưỡng chưa phát triển kịp với những tiến bộ của Điều dưỡng thế giới. Người điều dưỡng chưa được đào tạo để thực hiện chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp.
Việt Nam sẽ có một lực lượng lao động mạnh mẽ
Giáo sư Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản trong tham luận của mình tại Hội thảo này đã nêu lên nhiều điều mà các sinh viên Việt Nam đang quan tâm.
Ông cũng cho biết, nhiều dự án hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản đang bắt đầu liên quan đến quan hệ lao động.
Từ năm 1992, Nhật Bản bắt đầu hoạt động đào tạo kỹ năng kỹ thuật của mình. Hiện tại, 30.000 người ở nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam đã đến Nhật Bản. Những lực lượng này đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế và hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản.
Theo đánh giá, trong vòng 5 đến 10 năm tới, Việt Nam sẽ có một lực lượng lao động mạnh mẽ. Và các tổ chức ở Nhật Bản luôn quan tâm đến điều này.
AJK là Tổ chức Hỗ trợ Nhân sự Châu Á. Tổ chức này cũng giúp đỡ những người trẻ Việt Nam có điểm số cao khi vào các trường dạy nghề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản,
"Tại AJK, chúng tôi đã bắt đầu hỗ trợ các học viên điều dưỡng của các trường dạy nghề phúc lợi xã hội. Chúng tôi hỗ trợ học phí cho các ứng viên muốn đến Nhật Bản. Không chỉ Nhật Bản, mà còn các nước khác ở châu Á sẽ phải đối phó với một xã hội lão hóa. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên ra nước ngoài, đến Nhật Bản để tìm hiểu về phúc lợi lão hóa.
Gần đây, rất nhiều sinh viên, bác sĩ và y tá Việt Nam đã đến thăm Nhật Bản, và tôi nghĩ điều quan trọng là duy trì mối quan hệ tuyệt vời này. Tôi sẽ cố hết sức để thu hẹp khoảng cách giữa người Việt Nam, Nhật Bản và người Mỹ, và hy vọng chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Tôi thực sự đánh giá cao việc có cơ hội này để giao tiếp với nhau" - GS Norihiro Matsuoka M.D, trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản chia sẻ.
Phương châm đào tạo ĐH theo đợt đặt hàng
Tại buổi Hội thảo: "Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam bài học từ Nhật Bản", đại diện Bộ Y tế, Lãnh đạo trường ĐH Đại Nam đã cùng các đại diện Nhật Bản mang đến bức tranh toàn cảnh, đa diện về ngành nghề điều dưỡng trên thế giới và Việt Nam.
Đại diện các bên tham gia thảo luận tại Hội thảo.
Hội thảo cùng bàn luận những bài học kinh nghiệm quý giá về điều dưỡng; đánh giá thực trạng về điều dưỡng tại Việt Nam; đưa ra những nội dung phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Theo chia sẻ của ông Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam: "ĐH Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean".
Ông Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam cũng tham gia thảo luận tại Hội thảo.
Ông Lê Đắc Sơn cũng tham gia nhiều câu hỏi tham luận rất thú vị tại Hộ thảo này. Và điều ông quan tâm nhiều đó là, nhu cầu điều dưỡng trong nước rất lớn, vậy thì, hai bên nên có giải pháp để tăng số lượng sinh viên Việt Nam sang Nhật.
Chia sẻ về định hướng đào tạo sinh viên ngành nghề này, ông Sơn khẳng định:
"Chúng tôi luôn xác định điều dưỡng là một ngành khoa học và nghệ thuật, vì vậy chúng tôi đào tạo sinh viên điều dưỡng ĐH Đại Nam luôn đảm bảo toàn diện giữa trí óc và trái tim.
Như vậy mới được sự đồng thuận của người bệnh, khi đó sinh viên sẽ được thực hiện quy trình chăm sóc trên nguời bệnh với sự giám sát chặt chẽ của giáo viên Điều dưỡng của bệnh viện.
Chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trên cơ sở đó, sinh viên mới nâng cao tay nghề và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các cơ sở khám chữa bệnh trong nước và quốc tế. Với mục tiêu, khi sinh viên tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu của mọi vị trí công tác được phân công".