Theo đó, Cyprien Verseux là một nhà sinh vật học vũ trụ hiện đang làm việc tại một cơ sở nghiên cứu ở một nơi xa xôi nhất trên thế giới. Đó là trạm Concordia ở Nam Cực. Điều kiện sống ở đây rất khắc nghiệt và Verseux mới đây đã chia sẻ những hình ảnh thú vị về hoạt động nấu ăn ở vùng đất băng giá này.
Nhà sinh vật học vũ trụ Cyprien Verseux chia sẻ những bức ảnh nấu ăn thú vị dưới thời tiết vô cùng khắc nghiệt ở Nam Cực.
Nhà sinh vật học vũ trụ Cyprien Verseux chia sẻ, khi không phải bận rộn với việc lấy mẫu và tiến hành nghiên cứu, ông thường viết blog để chia sẻ những trải nghiệm sống của mình trong môi trường khắc nghiệt này.
Long đỏ trứng bị đông cứng trước khi chạm tới mặt chảo.
Với nhiệt độ thấp tới -70 độ C, việc nấu ăn ngoài trời ở vùng cực này dường như là nhiệm vụ "bất khả thi".
Mặc dù chỉ nhằm mục đích giải trí, nhưng những bức ảnh nấu nướng ở vùng cực với nhiệt độ -70 độ C cho thấy, môi trường sống ở Nam Cực thật sự rất khắc nghiệt. Mọi thứ đều có thể dễ dàng bị đóng băng vì cái lạnh khủng khiếp ở đây.
Bát mỳ spaghetti chưa kịp đưa dĩa vào miệng thì đã đông cứng.
Chiếc dĩa và gắp mỳ đông cứng giữa không trung.
Việc thiếu oxy và hoang vắng ở Concordia khiến các nhà khoa học cảm thấy như họ đang sống trên một hành tinh khác. Verseux chia sẻ:
"Ở đây lạnh đến nỗi xe cộ không thể đi lại được. Đây là khu vực lạnh nhất trên Trái đất, với nhiệt độ thấp thường chạm mức -80 độ C vào mùa đông. Phải đến tháng 8 thì chúng tôi mới lại trông thấy mặt trời sau 3 tháng liền "vắng mặt". Không khí ở đây thiếu oxy và cực kỳ khô".
Thời tiết quá khắc nghiệt ở Concordia khiến mọi nỗ lực nấu ăn đều không thành.
Dù điều kiện sống khắc nghiệt, nhưng Concordia ở Nam Cực vẫn luôn là "vùng đất" hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau như thiên văn học, sinh học, địa vật lý,...
Nước sôi bị đóng băng trong chớp mắt trước khi rơi xuống mặt đất.
Cyprien cho biết đoàn nghiên cứu của ông gồm có 13 người, bao gồm các kỹ sư, nhà khoa học, một đầu bếp và một bác sĩ. Thiếu oxy, điều kiện thời tiết băng giá khắc nghiệt khiến các chuyên gia cảm thấy như đang sống trên một hành tinh khác.
Nghiên cứu ở Concordia giúp Cyprien và các nhà khoa học có thể làm sáng tỏ về cách mà khí hậu đã thay đổi ra sao trong quá khứ và từ đó đưa ra những dự đoán về những thứ có thể thay đổi trong tương lai. Cyprien cho biết thêm rằng:
"Nghiên cứu được tiến hành ở đây mang lại những thông tin quý giá về biến đổi khí hậu. Nhờ vào EPICA (Dự án Khoan lõi băng ở Nam cực của châu Âu) được tiến hành ở đây mà chúng tôi biết rằng lượng khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2 và CH4, đang cao chưa từng thấy trong khoảng 800.000 năm qua".
Tham khảo ảnh/nguồn: BP