Nhiễm khuẩn huyết là gì?
Nhiễm khuẩn huyết (hay nhiễm trùng máu) xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.
Lượng lớn các hóa chất được tiết và nhiễm vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính. Điều này có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.
Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đí chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.
Trong một vài trường hợp rất nghiêm trọng, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng.
Thậm chí, ở một vài trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là "sốc nhiễm khuẩn", nó có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Thậm chí, triệu chứng này có thể gây tử vong ở một số trường hợp.
Ảnh minh họa.
Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm trùng huyết thường do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn huyết cũng có thể là hệ quả của một số bệnh nhiễm trùng khác.
Nhiễm khuẩn huyết có thể bắt nguồn từ bất cứ nơi nào vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, các dấu hiệu ban đầu đôi khi có thể là những triệu chứng như vết xước đầu gối hoặc xước trên da. Nếu nghiêm trọng hơn bạn có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như viêm ruột thừa, viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Nếu bạn bị nhiễm trùng xương hay còn gọi là chứng viêm tủy xương cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
Ở một số bệnh nhân nội trú, vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch, các vết mổ, ống thông tiểu niệu đạo và các vết loét do nằm liệt giường.
Nhóm đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn huyết
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên một số nhóm người sau đây có nguy cơ cao hơn:
- Nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc các bệnh như HIV/AIDS hoặc ung thư
- Nhóm người dùng thuốc ức chế miễn dịch như steroid và thuốc chống đào thải sau cấy ghép nội tạng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Người cao tuổi, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe
- Những người nhập viện hoặc phẫu thuật trong thời gian gần đây
- Người bị tiểu đường
Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn huyết.
Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết
Do nhiễm khuẩn huyết có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau.
Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn huyết có thể là thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở. Ngoài ra, nhiễm khuẩn huyết bao gồm một số dấu hiệu khác:
- Sốt và ớn lạnh
- Hạ nhiệt độ cơ thể sâu
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Mạch nhanh
- Thở nhanh
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh tiêu chảy
Điều trị nhiễm khuẩn huyết
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ có thể thực hiện khám và một loạt các phép kiểm tra để xác định những yếu tố sau:
- Vi khuẩn trong máu hoặc trong các chất dịch cơ thể khác
- Nguồn lây nhiễm (thông qua phương pháp chụp X-quang, CT scan hoặc siêu âm)
- Số lượng bạch cầu cao hay thấp
- Số lượng tiểu cầu thấp
- Lượng axit trong máu cao
- Thay đổi chức năng thận hoặc gan
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bạn sẽ được khuyến cáo vào khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). Taị đây, các bác sĩ sẽ cố gắng để ngăn chặn sự nhiễm trùng, kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ quan và điều chỉnh huyết áp cân bằng.
Khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc cho với mục tiêu diệt loại vi khuẩn cụ thể gây bệnh. Thông thường, bác sĩ kê đơn thuốc giảm huyết áp để cải thiện huyết áp.
Nếu trường hợp bệnh nhân trầm trọng, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị khác như dùng máy thở hoặc lọc máu. Một vài trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu: Căn bệnh nguy hiểm, tính mạng chỉ còn tính bằng giờ
* Nguồn: WebMD