Nhật thực toàn phần "trăm năm có một" trên thế giới: Hàng trăm trường học đồng loạt đóng cửa, nguyên nhân là gì?

THANH TÂM |

Sự kiện nhật thực toàn phần hiếm gặp được dự đoán sẽ diễn ra vào chiều ngày 08/04 (giờ Bắc Mỹ).

Chiều ngày 08/04 (giờ Bắc Mỹ), hiện tượng nhật thực toàn phần hiếm gặp được cho là sẽ xảy ra ở một số vùng ở khu vực Bắc Mỹ. Ở lần nhật thực lần này, các chuyên gia dự đoán nhật thực sẽ diễn ra tối đa 4 phút 28 giây, một kỷ lục "trăm năm có một" đối với hiện tượng thiên văn hiếm gặp này.

Nhật thực toàn phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài hơn 4 phút cực hiếm gặp sẽ sớm diễn ra tại khu vực Bắc Mỹ

Do đó, để đảm bảo an toàn cho hàng chục triệu người sinh sống tại Bắc Mỹ vào thời điểm nhật thực toàn phần xảy ra, rất nhiều biện pháp đã được đưa ra. Theo đó, bên cạnh việc đảm bảo điều tiết giao thông và bố trí các khu vực quan sát nhật thực cho người dân, hàng trăm trường học tại các bang và thành phố ở Mỹ, Canada và Mexio đã tiến hành cho các học sinh nghỉ học hoặc được tan học sớm hơn lịch trình.

Hội đồng các trường học cho rằng, vì nhật thực sẽ diễn ra trùng với thời gian tan học ở nhiều nơi tại Bắc Mỹ nên rất có thể các học sinh sẽ ở ngoài trời trong thời gian nhật thực mà không có biện pháp bảo vệ mắt thích hợp, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như mất thị lực một phần hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

Theo NASA, để quan sát nhật thực một cách an toàn nhất, người dân không nên sử dụng kính râm mà nên sử dụng thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng như chiếc kính lọc nhật thực hoặc kính thiên văn có bộ lọc ánh sáng mặt trời.

Nhật thực toàn phần

Nhiều trường học tại khu vực diễn ra nhật thực toàn phần tuyên bố đóng cửa hoặc dời lịch học để đảm bảo an toàn cho học sinh

Nhật thực toàn phần là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra một vùng bóng tối trên bề mặt Trái Đất. Những người đứng trong vùng bóng tối sẽ nhìn thấy Mặt Trời biến mất và chỉ còn lại một quầng sáng xung quanh Mặt Trăng gọi là nhật hoa. Nhật thực toàn phần thông thường sẽ kéo dài từ 1 phút rưỡi đến 3 phút rưỡi và chỉ có thể quan sát được ở một dải Trái Đất hẹp gọi là vùng chạng vạng.

Nguồn: ABC News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại