Nhật Bản tiền mất tật mang với F-35?

Khang Minh |

Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã phát hiện lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên tồn tại lỗ hổng công nghệ tương đối lớn, về cơ bản là không có khả năng tác chiến.

F-35 Nhật Bản không thể tác chiến

Trang mạng toutiao của Trung Quốc dẫn nguồn tin từ giới truyền thông Nhật Bản cho biết lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên của lực lượng phòng vệ trên không nước này cho đến nay không thể sử dụng pháo, cũng không thể phóng tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại, nên chỉ có thể coi là 1 chiếc "máy bay", mà không phải là 1 chiếc "chiến đấu cơ".

Xuất hiện trường hợp này đã khiến Nhật Bản khóc không ra nước mắt vì họ coi chiến đấu cơ F-35 là át chủ bài để đối kháng với tiêm kích tàng hình J-20 mà Trung Quốc vừa đưa vào biên chế gần đây.

Căn cứ vào giải thích mà phía Mỹ đưa ra, do nguyên nhân như thời gian, tiến độ, cho nên việc bàn giao lô F-35 đầu tiên cho lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chưa cài đặt phần mềm phiên bản hoàn chỉnh, làm cho công năng của lô chiến đấu cơ này không thể phát huy đầy đủ, những công năng này sẽ được tiến hành bổ sung và nâng cấp sau.

F-35 được cho là chiến đấu cơ phức tạp nhất hiện nay, phần mềm của nó luôn tồn tại tương đối nhiều vấn đề, là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến việc hình thành khả năng chiến đấu của F-35.

Từ cách nói của Mỹ cho thấy, F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị dường như cài đặt phần mềm phiên bản cũ.

Căn cứ vào tài liệu liên quan phần mềm của chiến đấu cơ F-35 được chia làm 3 phiên bản, sớm nhất là phiên bản Block 1, nó chỉ có một số công năng đơn giản, dùng cho huấn luyện bay ban đầu, tiếp theo là Block 2, nó dùng cho khả năng tác chiến ban đầu, được tăng cường nhiều công năng và vũ khí, mở rộng phạm vi và giới hạn bay.

Nhật Bản tiền mất tật mang với F-35? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35 của Nhật Bản.

Từ thông tin F-35 của Nhật Bản có thể sử dụng tên lửa không đối dẫn đường radar AIM-120C cho thấy chúng được cài đặt phần mềm Block 2.

Phiên bản mới nhất là Block 3, nó có tất cả các tính năng của máy bay chiến đấu thực sự và toàn diện, có phạm vi và giới hạn bay hoàn chỉnh, không quân Mỹ lấy phần mềm này làm tiêu chuẩn phục vụ của F-35, còn F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ tích hợp phiên bản phần mềm cũ, cho nên khiến Nhật Bản không hài lòng.

Do công năng phần mềm máy bay chưa hoàn thiện, gây ra những ảnh hưởng rất bất lợi đối với việc hình thành khả năng tác chiến của F-35, trước đó F-35 của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản tiến hành huấn luyện thí điểm tại căn cứ của Mỹ.

Dự kiến công tác huấn luyện liên quan đến tháng 3/2018 sẽ kết thúc, nhưng do nhiều công năng và vũ khí không thể sử dụng, phạm vi và giới hạn bay cũng chưa hoàn chỉnh khiến phi công khó có thể nắm bắt đầy đủ tính năng của chiến đấu cơ.

Do Mỹ đã bày tỏ không thể bàn giao phần mềm phiên bản hoàn chỉnh trước thời điểm này, cho nên lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chỉ có thể cho phép công tác huấn luyện theo "cách không đầy đủ", đối với việc huấn luyện và tác chiến sau này chắc chắn sẽ có một tác động rất bất lợi.

Nhật Bản tiền mất tật mang với F-35? - Ảnh 2.

Nhiều quốc gia đã đặt mua hoặc bày tỏ sự quan tâm tới tiêm kích F-35.

Nhật Bản khóc không ra nước mắt?

Nhật bản kỳ vọng rất cao đối với F-35, có kế hoạch sau khi kết thúc việc huấn luyện thí điểm sẽ chuyển những chiến đấu cơ này đến căn cứ không quân Misawa, thực hiện nhiệm vụ như đánh chặn phòng không, tấn công tầm xa.

Xét đến F-35 có tính năng tàng hình tương đối tốt, hệ thống radar hiện đại, vũ khí mạnh, nó có thể thâm nhập hệ thống phòng không của đối phương để tấn công mục tiêu quan trọng, nhưng việc máy bay không thể sử dụng pháo và tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại, khiến F-35 mất đi khả năng không chiến quần vòng ở tầm gần.

Chi khoản tiền lớn để mua lại một món đồ khuyết tật, trường hợp này có thể nói khiến lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản khóc không ra nước mắt.

Từ tin của giới truyền thông Nhật Bản cho thấy việc mua F-35 của nước này cũng là thông qua kênh bán hàng vũ khí nước ngoài (FMS) của Mỹ, FMS là một loại hợp đồng đơn phương, khách hàng nước ngoài mua vũ khí của Mỹ, cần phải thanh toán trước, giá cả và thời hạn giao hàng chỉ là dự kiến.

Phía Mỹ không phải là đối tượng của hợp đồng, có nghĩa là có thể tăng giá bất kỳ lúc nào khi xuất hiện tình huống không có lợi.

Lấy F-35 làm ví dụ, ban đầu Mỹ báo giá cho Nhật Bản là 8,9 tỷ Yên, sau lại lấy lý do giá thành và chi phí tăng để nâng giá lên 12,2 tỷ Yên, phía Nhật rất không hài lòng với quyết định này nhưng cũng đành chịu.


Tiêm kích F-35 vẫn còn quá nhiều lỗi

Hiện tại có thông tin cho rằng lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên vẫn không thể có công năng hoàn chỉnh, không thể đảm nhận nhiệm vụ tác chiến.

Ngoài phương diện giá và tính năng của chiến đấu cơ F-35 ra, F-35 do Nhật Bản tự sản xuất cũng là một bước đi sai lầm, theo kế hoạch lô đầu tiên lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản mua 42 máy bay F-35, lô 4 chiếc đầu tiên do Mỹ cung cấp, 38 chiếc còn lại Mỹ sẽ cung cấp linh kiện.

Chiến đấu cơ F-35 nội địa đầu tiên của Nhật Bản do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi lắp ráp vào tháng 6/2017, có thông tin cho rằng Nhật Bản có kế hoạch lắp ráp 2 chiến đấu cơ F-35 và bàn giao cho lực lượng phòng vệ trên không của nước này trong năm nay.

Nhật Bản luôn hy vọng có thể tăng cường tỷ lệ linh kiện tự chế cho F-35, nhưng tàng hình là công nghệ trọng tâm của Mỹ, vì vậy việc để thực hiện nội địa hoá tiêm kích F-35 ở mức cao là rất khó, không thể sánh được với 2 dự án F-4EJ và F-15J mà họ đã từng làm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại