Theo đó, công ty SkyDrive Inc của Nhật Bản vừa thực hiện chuyến thử nghiệm ô tô bay thành công dù chở theo khiêm tốn chỉ 1 người. Trong đoạn video trình chiếu trước báo giới hôm 28/8, thiết bị trông giống như chiếc mô tô trơn bóng có gắn cánh quạt đã bay lên cách mặt đất 1 - 2 mét, lơ lửng trong khu vực có lưới rào quanh trong 4 phút.
Tomohiro Fukuzawa, người đứng đầu SkyDrive, cho biết ông hy vọng chiếc ô tô bay có thể được sản xuất thành một sản phẩm đời thực vào năm 2023, nhưng thừa nhận rằng việc bảo đảm an toàn cho phương tiện này là rất quan trọng.
“Trong số hơn 100 dự án ô tô bay trên thế giới, chỉ một số ít thành công khi chở theo 1 người. Tôi mong rằng nhiều người sẽ muốn sử dụng nó và cảm thấy an toàn” ông Fukuzawa chia sẻ với AP.
Ngoài ra, ông Fukuzawa cho biết thêm, đến nay chiếc ô tô này có thể bay chỉ trong 5 - 10 phút nhưng nếu con số này được nâng lên 30 phút, sản phẩm sẽ có nhiều tiềm năng hơn bao gồm cả xuất khẩu, bao gồm cả xuất khẩu sang những nơi như Trung Quốc.
Không giống như các loại máy bay thông thường hay trực thăng, về nguyên tắc, eVTOL - loại phương tiện “cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện” - được xem là cung cấp phương tiện di chuyển cá nhân nhanh chóng.
Chúng có thể loại bỏ những mối bận tâm về sân bay, tắc đường, chi phí thuê phi công và thậm chí có thể bay tự động. Tuy nhiên, kích thước pin, kiểm soát không lưu và các vấn đề cơ sở hạ tầng khác là một số trong nhiều thách thức tiềm tàng để thương mại hóa chúng.
Sanjiv Singh, giáo sư tại viện Robotics tại đại học Carnegie Mellon (Mỹ) chia sẻ: “Nhiều điều cần phải làm để hiện thực hóa chúng. Sẽ không ai mua nếu chúng có giá 10 triệu USD, chỉ bay được trong 5 phút hay thường gặp sự cố trong lúc di chuyển”.
Dự án SkyDrive bắt đầu với tư cách là một dự án tình nguyện có tên là Cartivator vào năm 2012, với sự tài trợ của các công ty hàng đầu Nhật Bản bao gồm nhà sản xuất ô tô Toyota Motor Corp, Công ty điện tử Panasonic Corp và nhà phát triển trò chơi điện tử Bandai Namco. Chuyến bay thử nghiệm thực hiện vào 3 năm trước đã không được như dự tính.
Nhưng nó đã được cải thiện và dự án gần đây đã nhận được khoản tài trợ 37 triệu USD, bao gồm cả từ Ngân hàng Phát triển Nhật Bản.
Các chuyên gia so sánh sự quan tâm về ô tô bay với những ngày ngành công nghiệp hàng không mới được bắt đầu với anh em nhà Wright và ngành công nghiệp ô tô với Ford Model T. Lilium của Đức, Joby Aviation ở California và Wisk, một liên doanh giữa Boeing Co và Kitty Hawk Corp, cũng đang thực hiện các dự án eVTOL.
Sebastian Thrun, giám đốc điều hành của Kitty Hawk cho biết các sản phẩm thay đổi thời đại như máy bay, điện thoại di động và ô tô tự lái cũng đã phải trải qua thời gian mới được chấp nhận. Ông nói: “Nhưng thời gian giữa công nghệ và sự chấp nhận của xã hội có thể ngắn hơn đối với các phương tiện eVTOL.