Trong bối cảnh các mối quan hệ ngoại giao nhạy cảm như hiện nay, Nhật Bản sẽ không chỉ đích danh đối thủ tiềm năng khiến cho quân đội nước này phải thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng tự vệ trên bộ, trên biển và trên không.
Đối thủ đáng gờm nhất
Đối thủ của Nhật không phải là Nga, mặc dù chính Nga đã thúc đẩy Nhật Bản mua tới 147 chiếc F-35 và sản xuất chiếc tàu sân bay đầu tiên kể từ sau Thế chiến II. Đó cũng không phải là Triều Tiên, mặc dù Triều Tiên đã khiến Nhật Bản lần đầu tiên nhanh chóng huấn luyện một lữ đoàn đánh bộ nhằm chiếm giữ hoặc lấy lại quần đảo Takeshima/Dokdo đang tranh chấp.
Không ai khác, đối thủ đáng gờm nhất của Nhật Bản chính là Trung Quốc (TQ). Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản gọi TQ là “đối thủ cạnh tranh”. Các quan chức Mỹ và Nhật Bản đều tránh né đề cập trực tiếp TQ như một mối đe dọa mà chỉ gọi chung chung “đất nước đó” để ám chỉ TQ.
Theo Thiếu tướng Shinichi Aoki, Chỉ huy của Lữ đoàn Triển khai đổ bộ nhanh, Nhật Bản có một số điểm yếu cần bảo vệ, đặc biệt là các đảo ở phía Tây Nam. Vì vậy, đó là lý do tại sao Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản đang cố gắng thiết lập một thế trận mạnh mẽ đối với “đất nước đó”.
Ông Shinichi Aoki cũng nói với tờ Military Times trong chuyến thăm Okinawa vào tháng 12-2018, Lữ đoàn Triển khai đổ bộ nhanh của Nhật Bản hiện có 2.100 binh sĩ và hơn 3.000 người sẽ được huấn luyện vào tháng 3-2019 tới.
Thúc đẩy sửa hiến pháp
Sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Nhật Bản diễn ra trong bối cản h nhiều cuộc tranh luận trong nước về hiến pháp của Nhật Bản. Nổi bật là điều 9 hiến pháp của Nhật Bản không cho phép sử dụng chiến tranh để làm phương tiện giải quyết các xung đột quốc tế có liên quan đến Nhật Bản. Hiến pháp có hiệu lực vào ngày 3-5-1947, sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thủ tướng Shinzo Abe và đảng KDP cầm quyền đã thúc đẩy viết lại điều 9 hiến pháp theo hướng Lực lượng Phòng vệ là hợp hiến. Nhưng hiến pháp của Nhật Bản chưa được sửa đổi và các nhà phân tích chính trị cũng cho rằng không có khả năng Thủ tướng Shinzo Abe sẽ mạo hiểm để trưng cầu dân ý sửa đổi điều 9.
Thay vào đó, quân đội Nhật Bản đang tiến lên phía trước trong một số khía cạnh cho dù hiến pháp có được sửa đổi hay không. Tàu khu trục trực thăng ba năm tuổi của Nhật Bản Izumo sẽ được chuyển đổi để mang theo F-35B.
Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản mở rộng phạm vi hiện diện của mình, không chỉ là trong khu vực ở biển Đông và Hoa Đông mà còn ở ngoài khơi Djibouti - nơi TQ thành lập căn cứ quân sự vào năm 2017.
Tuy không chỉ đích danh TQ nhưng thuyền trưởng Toshiyuki Hirata, Phó Giám đốc các kế hoạch và chương trình của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản, khẳng định Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp với bất kỳ thế lực cản trở nào và giữ cho Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Ông Keitaro Ohno, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thuộc Đảng Dân chủ tự do cầm quyền của Nhật Bản, thẳng thắn hơn: “Trên thực tế, mục đích là nhằm ứng phó với sự bành trướng của TQ”. Nhật Bản không cần phải vận hành loại tàu sân bay đầy uy lực nếu họ không phải đáp trả TQ ở Thái Bình Dương.
Nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan
Hôm thứ Ba (15-1), Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nhật Bản đã công bố một đánh giá mới về sức mạnh quân sự của TQ và kết luận rằng số lượng lớn các tàu, lực lượng, máy bay, vệ tinh và tên lửa tiên tiến mà TQ đã thực hiện trong 15 năm qua đã làm tăng nguy cơ tham gia vào một cuộc xung đột khu vực. Tuy nhiên, xung đột có thể sẽ nảy sinh với Đài Loan chứ không phải Nhật Bản.
Gia tăng đề phòng Trung Quốc
Các quan chức Nhật Bản nhấn mạnh rằng Nhật Bản không tìm kiếm xung đột với TQ. Một số người chỉ ra quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và TQ ngày càng nóng hơn sau khi Washington tiến hành chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang đối phó sự gia tăng số lượng máy bay quân sự của TQ, sự tiếp cận thường xuyên và mở rộng của các tàu chiến, bao gồm cả tàu ngầm và các hoạt động gây khó chịu khác, điển hình như sự hiện diện thường xuyên của tàu đánh cá dân sự xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Để đối phó với tình hình gia tăng của máy bay quân sự của TQ, Nhật Bản đã điều chuyển một phi đội thứ hai sang quân đội của sân bay Naha để có thể nhanh chóng xuất kích chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay vào vùng nhận dạng phòng không Nhật Bản.
Trong năm 2016, các máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã luyện tập 1.168 lần và 70% trong số đó là chống lại máy bay phản lực TQ. Các con số trong năm 2017 và 2018 đã giảm một chút nhưng cũng là một sự đột biến khó tin của Lực lượng Không quân Nhật Bản trong vài năm trở lại đây, Trung tướng Jerry Martinez cho biết.
Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản ở Okinawa thường xuyên thực hiện các chuyến bay và có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các cuộc đánh chặn ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Tướng CASE CUNNINGHAM, Chỉ huy cánh thứ 18 tại căn cứ không quân Kadena