Hệ thống NEWS của Nhật Bản. Nguồn: Sina.
Theo báo cáo của tờ Mainichi Shimbun, phát biểu trong một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, Tokyo đang thảo luận về việc bố trí lực lượng tác chiến điện tử của hệ thống tác chiến điện tử mạng tiên tiến (NEWS) ở đảo Yonaguni, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2023.
Theo báo cáo, hệ thống này chủ yếu được sử dụng để thu thập và phân tích tín hiệu điện từ và gây nhiễu liên lạc của đối phương.
Đặc biệt, khi xảy ra chiến sự, hệ thống này có thể phá giải các tần số tín hiệu của máy bay không người lái và tên lửa dẫn đường thông qua việc tiến hành can thiệp cường độ cao vào các tần số này.
Không gian điện từ là một chiến trường mới bên cạnh không gian vũ trụ và Internet. Trung Quốc – quốc gia liên tục tăng cường các hoạt động ở biển Hoa Đông cũng đang nâng cao năng lực tác chiến điện tử của chính mình, do vậy, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ ở phía Tây Nam.
Được biết, từ năm 2011 đến năm 2016, khoảng 10 tỷ yên (110 triệu USD) đã được Nhật Bản chi cho nghiên cứu và phát triển NEWS.
Các cơ sở quân sự bí mật hoạt động dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Mitsubishi Denki nổi tiếng trong lĩnh vực quốc phòng, bí mật và sử dụng tất cả các công nghệ hiện có, kể cả thiết kế mô hình 3-D trên máy tính.
Hiện nay, ngoài Nhật Bản thì nhiều nước trên thế giới cũng đang đi theo con đường tạo ra các tổ hợp, trong đó kết hợp các phương tiện do thám và chế áp hoạt động trong cùng một dải tần.
Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc trong hệ thống của Nhật Bản đó là có thể hoạt động ngay cả khi đang di chuyển. Điều này có nghĩa là nó không bị giới hạn bởi phạm vi tác chiến.
Hệ thống NEWS bao gồm bốn loại trạm tác chiến điện tử. Để tăng tính cơ động, chúng được đặt trên khung gầm xe Toyota có tải trọng 1,5 tấn. Của Nga, các thiết bị chủ yếu được bố trí trên khung gầm xe BAZ, điều đó là hợp lý, nhưng ở Nhật Bản, đường xá rất tốt, họ có thể làm được.
Các trung tâm điều khiển với thiết bị xử lý được đặt trong khung gầm lớn hơn - xe bốn bánh “Izudzu” có tải trọng 3,5 tấn. Ăng-ten quay theo chu kỳ được gắn trên xe kéo một trục - rẻ và tiện lợi.
Bộ NEWS đầu tiên có giá 70 triệu USD (tương đương 7,5 tỉ yên), được gửi đến trường huấn luyện, nơi các chuyên gia quân đội được đào tạo. Và các trạm tiếp theo trong thời gian 2021 và 2022 sẽ được trang bị cho Tiểu đoàn 1 tác chiến điện tử của Quân đoàn phía Bắc (đương đầu với Nga) và tiểu đoàn 3 của Quân đoàn phía Tây (đối đầu với Trung Quốc).
Ngoài ra, theo báo cáo của tờ Yomiuri Shimbun, cùng với việc triển khai lực lượng tác chiến điện tử tiên tiến, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã quyết định triển khai đơn vị tên lửa của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất trên đảo Ishigaki thuộc tỉnh Okinawa vào cuối năm 2022 nhằm tăng cường lực lượng phòng vệ của quần đảo ở hướng Tây Nam.
Động thái này cũng được cho là nhằm đối phó với Trung Quốc, nước thường xuyên tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng biển ven biển Nhật Bản.
Theo báo cáo, lực lượng mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định triển khai là lực lượng vận hành tên lửa đất đối hạm và đất đối không cùng lực lượng an ninh phản ứng nhanh trước các cuộc tấn công vũ trang và thảm họa nghiêm trọng.
Quy mô lực lượng này dự kiến từ 500 đến 600 quân. Hiện, Nhật Bản đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng như doanh trại, kho đạn dược, bãi huấn luyện,… trên đảo Ishigaki.
Hiện, Nhật Bản đang ráo riết tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo ở phía Tây Nam.
Tại các đảo như Amami Oshima, Okinawa và đảo Miyakojima Nhật Bản đã triển khai lực lượng tên lửa, cùng với việc triển khai thêm lực lượng này trên đảo Ishigaki, mô hình 4 căn cứ tạo thành thế tấn công, phòng thủ liên hoàn chính thực được hình thành tại hướng Tây Nam.
Ngoài ra, việc triển khai đơn vị tác chiến điện tử thường trực trên đảo Yonaguni vào cuối năm 2023 và xây dựng căn cứ cho Lực lượng Phòng vệ trên đảo Mageshima sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Nhật Bản trên hướng chiến lược này để đối phó với Trung Quốc.