“Theo kế hoạch mua sắm của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đến tháng Ba năm 2022, tên lửa với tầm bắn khoảng 500 km có thể tấn công mục tiêu từ bên ngoài tầm bắn của các tên lửa của đối phương”, Japan Times, trích dẫn một nguồn tin chính phủ giấu tên, cho hay.
Cụ thể, Nhật Bản chuẩn bị mua Tên lửa tấn công liên hợp (JSM), đang được phát triển bởi công ty quốc phòng Kongsberg của Na Uy và nhà sản xuất Raytheon của Mỹ.
Dựa trên Tên lửa tấn công hải quân (NSM) được phóng thành công trên tàu mặt nước của Kongsberg, JSM kết hợp dẫn đường GPS với liên kết dữ liệu, cho phép cập nhật thông tin nhắm bắn mục tiêu, trước khi tên lửa chuyển sang thiết bị tìm kiếm hồng ngoại tích hợp trong giai đoạn cuối của hành trình.
Các tên lửa này có thể tấn công cả mục tiêu trên biển và đất liền.
Nhật Bản cũng đang xem xét trang bị cho phi đội tiêm kích F-15 chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không (ASDF) của mình với Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) và Tên lửa phòng không liên hợp (JASSM) của hãng Lockheed Martin.
Đây là những loại vũ khí tầm xa có thể bắn trúng mục tiêu ra 600-900km. Nhật Bản cũng tăng gấp đôi tầm bắn tên lửa không đối đất của họ là của ASM-3 lên 320km.
Nhưng có một vấn đề với máy bay tiêm kích F-35 và tên lửa. Mặc dù nó có thể mang nhiều loại vũ khí dưới bụng và cánh, nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay, vốn dựa vào các bề mặt được tạo hình cẩn thận để giảm thiểu tiết diện radar.
Đó là lý do tại sao F-35 có khoang chứa bom bên trong - một tính năng thường thấy trên máy bay ném bom, không phải máy bay chiến đấu - cho phép nó mang theo một lượng vũ khí hạn chế mà vẫn đảm bảo khả năng tàng hình.
LRASM và JASSM quá lớn để vừa với khoang chứa bom của F-35. Tuy nhiên, “Tên lửa tấn công chung là tên lửa hành trình thế hệ thứ năm duy nhất được thiết kế để phóng từ khoang chứa vũ khí bên trong của F-35A,” trang web của Raytheon tự hào.
Việc Nhật Bản trang bị tên lửa tầm xa cho máy bay là một sự thay đổi. Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản, do Mỹ áp đặt sau Thế chiến thứ hai, theo truyền thống được hiểu là cấm các loại vũ khí tấn công như tên lửa đối không.
Nhưng đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và bộ máy quân sự đáng gờm của Trung Quốc, Tokyo đã quyết định rằng họ cần có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.
Nhưng có một vấn đề đáng ngại hơn ở đây. Tờ Japan Times lưu ý: “Các máy bay chiến đấu của ASDF khi bay ra khỏi các căn cứ Chitose, Misawa, Komatsu, Tsuiki hoặc Naha nay sẽ có thể bắn tên lửa có khả năng bay tới Triều Tiên, Trung Quốc hoặc Nga.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn kết hợp máy bay chiến đấu tàng hình với tên lửa tầm xa? Bạn khiến các đối thủ tiềm năng của mình rất lo lắng.
Hãy xem xét rằng Vladivostok – nơi có căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trên bờ biển Siberia - chỉ cách căn cứ không quân Nhật Bản tại Chitose 800km. Từ căn cứ không quân Naha trên đảo Okinawa, Thượng Hải cũng chỉ xa 800km.
Được trang bị JSM tầm bắn gần 500km, tiêm kích F-35 tàng hình có thể nhắm bắn các tàu và căn cứ không quân của Nga trong khi vẫn không bị phát hiện và nằm ngoài tầm hoạt động của hệ thống phòng không Trung Quốc và Nga.
Tệ hơn nữa, khu vực Vladivostok là nơi có các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga, điều này khiến nơi đây trở nên cực kỳ nhạy cảm.
Các nhà hoạch định Trung Quốc và Nga - cả hai đều đã trải qua các cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản trong thế kỷ 20 - sẽ phải xem xét khả năng các máy bay F-35 của Nhật Bản tung đòn phủ đầu trong một cuộc khủng hoảng.