Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu?

H.Minh |

Những người nhập quốc tịch Malta theo chương trình Nhà đầu tư Cá nhân của Malta (IIP) đều rất giàu có, uy tín và phải trải qua nhiều vòng kiểm tra tư cách nghiêm ngặt.

Bán quốc tịch để phát triển kinh tế

Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ gồm bảy hòn đảo giữa Địa Trung Hải, ngay phía nam của Italia và phía bắc của Libya.

Từ giữa thập kỷ 80, Malta trở thành điểm du lịch hấp dẫn, là một trong những nơi đẹp nhất trên hành tinh với hải cảng lớn và trở thành một trung tâm tài chính quan trọng tại Địa Trung Hải. Malta chính thức trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5 năm 2004.

Trong thập kỷ trước, tăng trưởng kinh tế của Malta khá thấp, chỉ khoảng 2-3% do phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và thương mại với nước ngoài.

Nền kinh tế Malta có công nghiệp và nông nghiệp không phát triển, dịch vụ chiếm hơn 70% tổng sản phẩm xã hội. Quốc đảo này chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu thực phẩm và thiếu nguồn nước ngọt. Quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam của Malta khá hạn chế.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế, Malta đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế, trong đó Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân của Malta (IIP).

IIP được giới thiệu vào đầu năm 2014, cho phép cấp quốc tịch cho các cá nhân và gia đình giàu có trên thế giới tại Malta.

Các Chương trình IIP là hình thức đầu tư để có quốc tịch đầu tiên được Ủy ban Châu Âu công nhận và các cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu đã chính thức thừa nhận tính hợp pháp của chương trình, điều này mở đường cho sự thành công của chương trình.

Quy trình đăng ký đầu tư để có quốc tịch cực kỳ hiệu quả và chính phủ Malta cam kết tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thẩm định và rà soát các nhà đầu tư đảm bảo chỉ những người có vị thế hoàn hảo và uy tín sẽ được cấp quốc tịch.

Theo The Guardian, cuối 2013, Malta công bố bán quốc tịch với giá khởi điểm 546.000 bảng Anh. Theo đó, bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có thể mua quốc tịch Malta để trở thành công dân hợp pháp của quốc đảo này. Mức giá sau đó lên trên 1 triệu bảng Anh.

Còn theo New York Times, chính sách trên đã hỗ trợ phát triển kinh tế của quốc đảo này. Cụ thể, tổng tài sản thu được từ IIP chiếm 12 - 15% GDP cả nước. Tăng trưởng kinh tế năm 2014 ở mức 3,5% trong khi tỷ lệ thất nghiệp là 5,8%, thấp nhất châu Âu.

Thủ tướng Malta Joseph Muscat ước tính sẽ thu được khoảng 40 triệu USD/ năm với 200 - 300 đơn xin nhập tịch/ năm. Có khoảng 20 quốc gia châu Âu và châu Mỹ khác trên thế giới đã áp dụng chính sách tương tự.

Tiêu chuẩn đơn giản nhưng phải nhiều tiền

Thủ tục pháp lý của IIP khá nhanh gọn. Nếu Việt Nam phải mất 5 năm sinh sống kể từ thời điểm xin nhập tịch thì tại Malta, chỉ cần 12 tháng. Thậm chí, nếu đã đáp ứng được các yêu cầu cư trú của Malta theo tiêu chuẩn IIP, khoảng thời gian được công nhận quốc tịch chỉ trong 6 tháng.

Các ứng viên thành công sẽ được cấp quốc tịch ở Malta bằng một Giấy Chứng Nhận Nhập Tịch và có thể được mở rộng cho cả gia đình của họ.

Khi một ứng viên được cấp quốc tịch Malta, sẽ trở thành công dân Châu Âu, họ được hưởng quyền tự do đi lại tới tất cả 28 quốc gia Châu Âu và Thụy Sĩ.

Họ được phép thành lập doanh nghiệp ở Malta và được cấp hộ chiếu Malta cho phép họ được miễn thị thực khi đến hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có cả Mỹ.

Tính đến tháng 5 năm 2015, Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân đã nhận được hơn 585 đơn xin cấp hộ chiếu đại diện cho các nhà đầu tư đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.

So với những quốc gia châu Âu khác, việc nhập tịch vào Malta khá “dễ thở” nếu so với mức nhiều triệu USD của các nước khác.

Chương trình đầu tư để có quốc tịch Malta cũng có một số các tiêu chuẩn thẩm định nghiêm ngặt nhất của bất kỳ chương trình đầu tư để nhập cư trên thế giới.

Các đương đơn phải có hồ sơ tư pháp trong sạch và chính phủ Malta tiến hành kiểm tra lý lịch tư pháp rộng rãi với INTERPOL, Tòa án Hình sự Quốc tế và với các cơ quan và các nguồn khác nhau.

Là một phần của quá trình thẩm định, những đương đơn còn phải cung cấp giấy chứng nhận của cơ quan cảnh sát trước khi họ được chấp thuận trở thành công dân Châu Âu.

Tất cả đương đơn phải có bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ quốc tế và đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm.

Tất cả cá nhân và gia đình đăng ký IIP phải thực hiện đóng góp tài chính không hoàn lại cho Quỹ Phát triển xã hội quốc gia Malta trên các lĩnh vực liên quan đến y tế công cộng, giáo dục, việc làm, cải thiện xã hội…

Đương đơn phải cam kết có một nơi cư trú cố định tại Malta trong khoảng thời gian tối thiểu 5 năm. Đồng thời, đưa ra bằng chứng về việc sở hữu hoặc thuê bất động sản tại quốc đảo này trong vòng 4 tháng kể từ khi nhận được Thư chấp thuận của IIP.

Trước khi được chấp thuận vào IIP, các đương đơn phải đầu tư ít nhất 150.000 Euro và cam kết duy trì đầu tư tối thiểu 5 năm vào các công cụ tài chính được chính phủ phê duyệt (trái phiếu, cổ phiếu…).

Sau khi đầu tư bất động sản ở Malta, ứng viên sẽ được cấp giấy tờ tùy thân (eResidence). Tuy nhiên, Uỷ ban Châu Âu đã yêu cầu chính phủ Malta thay đổi điều kiện nhập tịch vào nước này. Theo đó, công dân phải định cư ít nhất 1 năm trước khi gia nhập IIP.

Malta là thành viên chính thức của EU. Các Hiệp ước tự do đi lại của EU cho phép các công dân Malta sống, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia nào trong khối và Thụy Sĩ.

Như vậy, người mang hộ chiếu Malta được phép di chuyển khắp EU mà không cần xin thị thực. Đồng thời, Malta là thành viên của khối Schengen (2007). Điều này cho phép công dân Malta đi đến 26 quốc gia Châu Âu mà không cần qua kiểm soát biên giới.

Quốc tịch Malta có thể duy trì cho những thế hệ sau. Nhiều nhà đầu tư cho rằng IIP rất đề cao gia đình và mong muốn mang lại cuộc sống tốt hơn cho con cháu.

Một số hình ảnh về cuộc sống xa hoa tại Malta:

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 1.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 2.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 3.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 4.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 5.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 6.

Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu? - Ảnh 7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại