Cái chết luôn là nỗi ám ảnh của con người, từ thời cổ đại đến hiện đại đều như vậy. Nhiều bậc vua chúa Trung Quốc vì theo đuổi giấc mộng kéo dài cuộc sống nên đã sai người đi tìm các loại thần dược "trường sinh bất tử".
Các vua nhà Thanh, thậm chí đến cả Tần Thủy Hoàng hay Hán Vũ Đế cũng đều mơ mộng về sự bất tử.
Tần Thủy Hoàng từng phái ngự y Từ Phúc dẫn theo 3000 đồng nam, đồng nữ đi về phía Đông để tìm kiếm phương thuốc "trường sinh bất lão". Tuy nhiên chúng ta đều biết rõ điều này là bất khả thi.
Không ai có thể chống lại quy luật của tự nhiên. Nhưng kéo dài tuổi thọ lại là vấn đề chúng ta có thể giải quyết được.
Và người nhà Thanh đã đặt tất cả hi vọng "sống lâu" vào nhân sâm. Dù không phải là thuốc tốt chữa bách bệnh nhưng cũng khiến con người có thể sống tốt hơn.
Tượng ngự y Từ Phúc từng theo hầu Tần Thủy Hoàng.
Nhân sâm ở thời đại phong khiến không phải ai cũng có thể dùng. Thứ tuyệt vời này được ưu tiên cho những quan chức phẩm cấp cao trong triều đình trở lên. Những củ nhân sâm phẩm chất tốt nhất chỉ dành riêng cho hoàng đế.
Bởi vì không được trồng trọt quy mô lớn nên không lâu sau, nhân sâm trong nước đã cạn kiệt.
Một năm chỉ có thể thu hoạch được 7, 8 kg nhân sâm, hoàn toàn không đủ đáp ứng như cầu của triều Thanh. Lúc này, một người nước ngoài đã nhìn thấy được cơ hội kiếm tiền trước mắt.
Đó là Pierre Jartoux, một người đã sống gần 20 năm ở Trung Quốc. Ban đầu ông rất hoang mang, tại sao người Thanh lại yêu thích những thứ giống rễ cây như vậy.
Sau khi tìm hiểu, ông đã hiểu được nguyên nhân nhân sâm lại quý giá. Năm 1714, ông đã xuất bản một bài viết liên quan đến vấn đề nhân sâm ở Trung Quốc trên một tạp chí của Anh.
Ông cho rằng kinh doanh nhân sâm với chính quyền nhà Thanh có thể thu lại rất nhiều tiền bạc và lợi ích.
Những thông tin đó khiến người dân phương Tây rất phấn khích, nhất là một nhà truyền giáo người Pháp sống ở Canada tên là Joseph-François Lafitau.
Sau khi xem bài viết của Jartoux, Lafitau đã bắt đầu tìm kiếm nhân sâm ở Canada. Năm 1716, ông đã tìm được và giúp vận chuyển một số lượng lớn nhân sâm từ Canada sang Trung Quốc.
Đối với người phương Tây, nhân sâm chỉ như cải thảo, giá trị chẳng đáng bao nhiêu, nhưng lại là món bảo bối đối với triều Thanh.
Lúc bấy giờ, nhân sâm nhập khẩu từ nước ngoài được gọi là "Sâm Tây". Tác giả quyển "Bản thảo bị yếu" gọi chúng là Sâm Pháp vì họ nghĩ những củ nhân sâm đó được sản xuất tại Pháp.
Nhưng người Thanh vẫn không cho rằng nhân sâm nhập khẩu tốt hơn nhân sâm nội địa, do đó giá Sâm Tây ở Trung Quốc rất thấp.
Những củ nhân sâm nhập được bán cho triều đình nhà Thanh.
Theo các ghi chép lịch sử, giữa thế kỷ 18, nhân sâm ở Canada bắt đầu cạn kiệt. Sau đó, người Mỹ phát hiện họ cũng có một lượng lớn nhân sâm.
Vào tháng 2/1783, một tàu buôn Mỹ đã chở 29 tấn nhân sâm sang Trung Quốc, đổi lấy 291 nghìn USD. Với tình hình kinh doanh này, người Mỹ đã đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau cuộc nội chiến.
Những người phương Tây ngoài nhân sâm cũng đã từng mang thuốc phiện đến Trung Quốc kinh doanh, nhưng tại sao thuốc phiện bị cấm còn nhân sâm thì không?
Đó là bởi vì nhân sâm có lợi cho sức khỏe con người. Với người Thanh lúc đấy, họ vẫn tin nhân sâm thật sự là một phương thuốc kéo dài tuổi thọ.