Ông Lars Brautigam, Giám đốc Viện Karolinksa (Thụy Điển) cho biết, Viện Karolinksa là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con cá ngựa vằn, có thể chuyển giao cho các nhóm nghiên cứu và khách hàng bên ngoài. Loài cá nhỏ bé này đã được coi là sinh vật mẫu quan trọng, cho nghiên cứu y học trên toàn thế giới trong hơn 20 năm qua, đặc biệt là bệnh ung thư.
“Bộ gen của cá ngựa vằn đã được giải trình tự từ nhiều năm trước, nhận thấy có biến đổi gen. Hình dáng và kết cấu của cá ngựa vằn cũng rất giống với những bệnh nhân có cùng đột biến; môi trường di truyền của cá ngựa vằn và bệnh nhân cũng giống nhau. Vì vậy ngày nay, các nhà khoa học có thể sử dụng cá ngựa vằn trong mọi nghiên cứu ung thư, bằng cách cấy tế bào ung thư vào cá ngựa vằn và thử nghiệm các loại thuốc điều trị mới. Đồng thời cũng có thể dùng nguyên cứu các căn bệnh chưa rõ nguyên nhân”, ông Lars Brautigam cho biết.
Loài cá ngựa vằn được ưa chuộng trong nghiên cứu, vì chúng sinh sản nhanh chóng với số lượng lớn và phát triển rất nhanh, thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống. Tại cơ sở cốt lõi về cá ngựa vằn ở Stockholm - cơ sở lớn nhất ở các nước Bắc Âu, robot sẽ quét mã vạch trên bể cá và cho cá ăn tự động.
Ở cơ sở nghiên cứu này cũng có một bể sinh sản, nuôi cá ngựa vằn đực và cá ngựa vằn cái cùng nhau và trứng sẽ rơi qua đáy lưới xuống đáy bể để dễ dàng thu thập trứng. Cá ngựa vằn, còn được gọi là cá ngựa vằn danio, đã trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến, một phần vì chúng rẻ hơn so với nuôi chuột và cũng vì vòng đời ngắn ngủi của chúng.
Vòng đời ngắn của cá ngựa vằn cũng cho phép chuyên gia thực hiện các thí nghiệm trong thời gian rất ngắn, nhưng một sinh vật lại phát triển rất nhanh. Điều này mang lại cơ hội nghiên cứu sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể người, nhất là não hoặc các loại bệnh ung thư khác nhau trong thời gian rất ngắn và sớm đem lại kết quả.