Cuộc hội ngộ
Có hai người bạn lâu năm, sau hơn mười năm không gặp họ tình cờ gặp lại nhau. ông Giáp đã tin tưởng và theo Phật rất nhiều năm, còn ông Ất chưa bao giờ tin vào Phật.
Hai người bạn đã hơn mười năm không gặp, vừa gặp lại đã nói chuyện không ngừng, cuối cùng ông Giáp khuyên ông Ất: "Chúng ta sống đến tuổi này rồi thì nên tin vào Phật, tu tập, hành thiện tích đức."
Ông Ất nghe xong nói: "Tin Phật, chuyện này còn cần cậu phải nói sao? Tin Phật đương nhiên là điều tốt, nhưng chúng ta mới chỉ hơn 50 tuổi. Tục ngữ nói ‘con người đến năm mươi tuổi giống như hổ xuống núi’, thế giới này vẫn còn rất nhiều điều đang đợi chúng ta làm! Tại sao phải đi tu luyện Phật pháp chứ?"
Ông Giáp lại khuyên: "Ở tuổi này của chúng ta, tin vào Phật đã bị coi là muộn rồi, đợi đến già mới tin Phật là quan niệm hoàn toàn sai lầm; vì cậu là bạn của tôi, tôi thấy Phật pháp tốt nên mới khuyên cậu tu luyện."
Ảnh minh họa.
Ông Ất trả lời: "Tu luyện Phật pháp tuy rằng tốt nhưng đợi thêm vài năm nữa hãy tính! Tôi còn ba chuyện mà chưa làm xong thì không thể nào yên tâm được!
Việc thứ nhất là bố mẹ mình đã qua đời nhưng tro cốt vẫn chưa được chôn cất.
Việc thứ hai là con trai chưa lấy được vợ, con gái chưa gả chồng, bản thân vẫn chưa chuẩn bị được cho chúng điều kiện tốt nhất để lập gia đình, trách nhiệm của người làm cha làm mẹ còn chưa hết.
Việc thứ ba là còn chưa phân chia tài sản, tôi sợ sau khi bản thân qua đời con cái sẽ vì tiền mà tranh giành đấu đá lẫn nhau như vậy thì rất không tốt.
Đợi đến khi tôi giải quyết xong ba việc này, tất nhiên sẽ học và tu luyện phật pháp, chuyện này đến lúc đó hãy nói chắc cũng không muộn!"
Ông Giáp nói: "Ba chuyện cậu chưa làm được tôi cũng chưa thực hiện được, bố mẹ cũng chưa có đất chôn, con trai con gái đều chưa lấy vợ gả chồng, tài sàn vẫn chưa phân chia, nhưng tôi vẫn tu tập đấy thôi! Sao phải đợi đến khi hoàn thành ba chuyện này mới tu luyện? Tu luyện phật pháp nên bắt đầu từ sớm, tu từ tâm, cũng đâu cần phải hoàn thành mọi việc rồi mới làm?"
Ông Ất lại nói: "Cậu như vậy sẽ không thể chuyên tâm tu luyện, nếu tôi muốn tu luyện nhất định phải sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện lúc đó mới có thể một lòng tu luyện Phật pháp mà không vướng mắc bất cứ điều gì."
Ông Ất rất cố chấp, không nghe theo lời khuyên của bạn mình, nói đến đây hai người tạm biệt rồi ai về nhà nấy.
Hồi kết
Nhưng chưa được bao lâu, con trai ông Ất đến tìm ông Giáp báo rằng bố cậu ta đã qua đời, trước khi qua đời ông dặn con trai đến tìm ông Giáp nhờ lo giúp hậu sự cho mình.
Ông Giáp cũng không tiện từ chối bèn gấp rút đến giúp gia đình họ lo tang sự. Vừa đến nhà bạn, nhìn thấy người bạn cũ hai chân duỗi thẳng, hai mắt mở to, ông không khỏi đau lòng nói:
"Bạn tôi vốn mong hoàn thành ba việc rồi sẽ tu luyện Phật pháp, đáng thương thay chưa kịp hoàn thành việc nào đã bị Diêm Vương lấy mất mạng."
Tranh minh họa.
Ông Ất chết một cách không cam lòng, linh hồn ông khi đến âm tào liền lý luận cùng Diêm Vương.
Ông Ất nói: "Diêm Vương! Tại sao ngài lại vội vã đưa tôi đến đây? Tôi vẫn con ba việc chưa hoàn thành! Có chuyện ngài nên thông báo trước cho tôi, để tôi nhanh chong giải quyết xong mọi chuyện. Không thông báo trước đã muốn tôi đến đây thật sự không hợp lý chút nào!"
Diêm Vương nghe xong bèn nói: "Sao lại không thông báo? Từ rất lâu rồi ta đã tự mình gửi cho ngươi 3 bức thư!
Ông Ất: "3 bức thư? Tại sao tôi không nhận được bức nào?"
Diêm Vương: "Nói láo! Cả 3 bức thư ngươi đều đã nhận được từ lâu rồi."
Ông Ất: "Ruốt cuộc là 3 bức thư nào? Tôi thực sự không hề nhận được!"
Diêm Vương: "Ngươi thực sự quá ngu ngốc, ngu ngốc đến đáng thương! Vậy để ta nói cho ngươi biết!"
Sau đó Diêm Vương rất nhẫn nại hỏi: "Chiếc răng giả của người được làm khi nào?"
Ông Ất: "Chiếc răng đó bị sâu năm tôi 38 tuổi, khiến tôi đau không chịu nổi, đến năm 40 tuổi đã quyết định trồng răng giả."
Diêm Vương: "Đó chính là bức thư đầu tiên ta gửi cho ngươi!"
Ông Ất: "Đó là bức thư đầu tiên sao! Vậy bức thư thứ hai là gì?"
Diêm Vương: "Ngươi bắt đầu đeo kính lão từ khi nào?"
Ông Ất: "Năm 45 tuổi tôi đã không còn nhìn rõ chữ trên báo nữa rồi, nên từ lúc đó đã bắt đầu đeo kính."
Diêm Vương: "Đó chính là bức thư thứ hai mà ta gửi cho ngươi!"
Ông Ất: "Vậy bức thư thứ ba thì sao?"
Diêm Vương lại hỏi ông ta: "Tóc ngươi có vẻ cũng đã bạc hết cả rồi, năm nay ngươi bao nhiêu tuổi rồi?"
Ông Ất: "52 tuổi!"
Diêm Vương: "Đây chính là bức thư thứ ba ta gửi cho ngươi! Cả ba bức thư ngươi đều đã nhận được, bây giờ đã phục hay chưa? Ở đây không có tình người, chỉ nhìn vào việc thiện việc ác mà ngươi từng làm, mà ban cho ngươi đau khổ hay vui vẻ!"
Tranh
Ông Ất không còn cách nào khác bèn nòi: "Tuy còn chuyện chưa thể hoàn thành, nhưng Diêm Vương ngài đã gửi cho tôi ba bức thư, tôi không đến cũng không thể làm gì khác, chỉ có thể nghe theo quyết định của Diêm Vương.
Tôi đã sai rồi! Sai vì không nghe theo lời khuyên của người bạn cũ mà tu luyện Phật pháp, chuyện giờ đã quá muộn rồi!"
Sau đó Diêm Vương cho Phán Quan kiểm tra xem những việc thiện việc ác mà ông Ất đã làm khi còn sống, Phán Quan trả lời:
"Người này khi còn sống chỉ biết đến kiếm tiền, chỉ lo cho con trai con gái của mình, không hề làm việc thiện hay có bất cứ công đức gì, không hề có trái tim cảm thông hay ra tay cứu giúp tương trợ người khác khi có thiên tai họa nạn.
Tiền ông ta kiếm được tuy rằng không phải trộm cướp mà có nhưng ông ta không biết rằng tiền kiếm được từ xã hội, nên được dùng để giúp xã hội, giàu có mà không biết báo đáp xã hội ngược lại còn tham lam keo kiệt trốn thuế, tham ô tiền thuế của đất nước. Ông ta thực chất chỉ là nô lệ của đồng tiền."
Diêm Vương nghe xong vô cùng tức giận, đưa ra quyết định: "Người tư lợi ích kỷ vì làm giàu mà không có lòng nhân ái như vậy, hãy để hắn ta trở thành ma đói đi. Trên đời có một loại người giàu có nhưng tham lam keo kiệt, loại người đó khi chết đi sẽ phải nhận quả báo trở thành ma đói."