Nhận cuộc gọi của ngân hàng, người phụ nữ mới biết đã mất hơn 90 triệu trong tài khoản

Thanh Hương |

Người phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện của mình và hy vọng sẽ giúp nhiều người tránh gặp chuyện không may tương tự.

Người phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện của mình và hy vọng sẽ giúp nhiều người tránh gặp chuyện không may tương tự.

Không thể phủ nhận tiện ích của thời đại kỹ thuật số hiện nay, khi bạn chỉ cần ngồi nhà cũng có thể thực hiện các giao dịch mua bán online hay chuyển tiền, gửi tiết kiệm qua ngân hàng điện tử.

Tuy nhiên, đôi khi những kẻ bất lương đã lợi dụng các kẽ hở công nghệ để lừa đảo người dùng mà câu chuyện của 1 phụ nữ Malaysia dưới đây là một ví dụ.

Bị mất tiền trong tài khoản dù không hề cung cấp mã OTP

Theo thông tin được tờ World Of Buzz đăng tải, người phụ nữ 47 tuổi có họ Tang, tới từ thủ đô Kuala Lumpur. Chị Tang tâm sự, sự việc đã xảy ra từ ngày 14/4 năm ngoái, nhưng vì thấy nhiều người khác cũng gặp chuyện tương tự nên muốn chia sẻ để giúp mọi người cảnh giác hơn, tránh mất tiền oan.

Chị Tang cho biết, vào ngày 14/4/2021 - chính là ngày chị bị mất tiền, chị nhận được một cuộc gọi từ nhân viên của ngân hàng nơi chị mở tài khoản, có nói rằng có 3 giao dịch được thực hiện từ tài khoản của chị và yêu cầu chị cung cấp thông tin.

Thế nhưng, ngay lập tức, chị Tang đã cảnh giác.

"Tôi đã không cung cấp bất kỳ thông tin gì vào thời điểm đó, vì tôi không chắc cô ấy có phải là nhân viên ngân hàng thật sự không, và rồi cô ấy bảo tôi hãy báo vụ việc cho cảnh sát. Ngay sau khi cuộc gọi kết thúc, điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn nói rằng một giao dịch đã thất bại. Sau khi kiểm tra với phía ngân hàng, đúng là số tiền 18.000 Ringgit của tôi đã được chuyển đi, vì thế tôi đã đi báo cảnh sát", chị Tang kể lại vụ việc.

Nhận cuộc gọi của ngân hàng, người phụ nữ mới biết đã mất hơn 90 triệu trong tài khoản - Ảnh 1.

Chị Tang đã rất buồn bã khi mất đi số tiền lớn. (Ảnh minh họa)

Chị Tang đã rất buồn khi bị mất số tiền 18.000 Ringgit, tương đương hơn 90 triệu VNĐ. Chị cho biết đây là những đồng tiền mồ hôi nước mắt và phải rất khó khăn mới để dành dụm được trong những năm qua, nhất là hiện tại chị lại đang thất nghiệp. Vì quá tiếc tiền nên chị đã khóc ngay tại đồn cảnh sát.

Được biết, sau đó, may là chị Tang đã không tiếp tục bị mất thêm tiền, vì chị lại nhận được tin nhắn thứ 3 nói rằng một giao dịch chuyển 9500 Ringgit (tương đương 49 triệu VNĐ) đã không thành công do bị hạn chế hạn mức chuyển trong ngày.

Chị Tang cũng nói thêm rằng chị đã đến ngân hàng Negara để làm đơn khiếu nại, cung cấp các thông tin của tài khoản nhận tiền, hy vọng có thể lấy lại được số tiền, tuy nhiên, ngân hàng lại trả lời rằng họ không thể làm được gì để giúp chị.

Cần cảnh giác trước các thủ đoạn của hacker

Những tình huống bị mất tiền trong tài khoản do click vào đường link lạ, hay vô tình cung cấp các thông tin quan trọng, ví dụ như mã OTP cho kẻ gian đã rất phổ biến. Tuy nhiên, điều khiến chị Tang băn khoăn nhất là 2 giao dịch được thực hiện từ tài khoản của chị nhưng chị lại không nhận được bất kỳ mã OTP nào.

Nhận cuộc gọi của ngân hàng, người phụ nữ mới biết đã mất hơn 90 triệu trong tài khoản - Ảnh 2.

Rất may là giao dịch tiếp theo đã không thành công, nếu không thì chị Tang sẽ còn mất thêm tiền. (Nguồn ảnh: China Press)

Vậy kẻ gian đã làm thế nào để đánh cắp tiền trong tài khoản của chị Tang?

Như bạn đã biết, thì mã OTP dùng để giao dịch liên quan đến bảo mật nên người bình thường không thể phá mã OTP được. Tuy nhiên, các trường hợp lừa đảo, hack tài khoản ngân hàng vẫn xảy ra liên tục.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, dưới đây là các trường hợp mà hacker thường sử dụng để phá hoặc đánh cắp mã OTP mà bạn nên biết để phòng tránh:

Trường hợp 1: Smartphone của bạn đã bị cài mã độc.

Trường hợp 2: Lừa đảo qua email/trang web giả mạo có đường link 99% giống với trang web của ngân hàng mà nếu bạn không cẩn thận thì sẽ rất dễ "sập bẫy".

Trường hợp 3: Câu trả lời đến từ Smart OTP – việc ủy quyền cho 1 thiết bị khác của người khác, và mã OTP sẽ sinh ra tương tự.

Bên cạnh đó, để tránh tối đa khả năng trở thành miếng mồi ngon của những kẻ bất lương, người dùng nên chú ý:

1. Xác minh người nhận và lý do chuyển tiền

Để không bị dính vào những cái bẫy tinh vi của những kẻ lừa đào, chúng ta hãy là người dùng tỉnh táo, bất cứ lúc nào cũng không được vội vàng làm theo yêu cầu của chúng. Dù là người lạ, người quen, người thân, thì cũng phải xác minh đầy đủ các thông tin.

Nhận cuộc gọi của ngân hàng, người phụ nữ mới biết đã mất hơn 90 triệu trong tài khoản - Ảnh 3.

Hãy cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo của hacker.

Thậm chí khi người thân có việc gấp cần tiền ngay và họ nhắn tin cho bạn, hãy yêu cầu gọi video hoặc nghe giọng nói để đảm bảo chính xác đó là người thật việc thật.

2. Không nhấp vào các đường link lạ

Trong thời đại hiện nay, việc nhấp vào các link lạ nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu không phải lừa đảo tiền, ăn cắp thông tin thì cũng là link chứa virus làm hại thiết bị của bạn. Nên nhớ, cẩn tắc vô áy náy.

3. Không cung cấp thông tin cho bất kỳ ai

Nếu không phải những giao dịch chính thống tại ngân hàng, công ty tài chính uy tín, thì việc bạn cung cấp thông tin tài khoản của mình cho bất kỳ ai cũng không tốt. Đặc biệt là mật khẩu và mã xác thực OTP. Đó là những chi tiết quan trọng để bảo mật tài khoản ngân hàng của mình, không được cho ai biết. Và cũng cần nhớ là không có nhân viên ngân hàng nào lại được biết các thông tin của khách hàng, nên bạn hãy cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi như vậy.

4. Báo ngay cho cơ quan chức năng khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo

Khi bạn đã tiếp xúc với các thông tin cảnh báo, hãy ngăn chặn chiêu lừa đảo và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc tìm thấy chúng. Bạn phải báo ngay cho ngân hàng hoặc công an về việc có kẻ đang giở trò lừa đảo với mình.

Theo World Of Buzz

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại