Câu chuyện được người phụ nữ chia sẻ trên trang mạng Sohu (Trung Quốc) nhận được sự đồng tình lớn từ phía cộng đồng mạng.
Mùa hè dù oi bức nhưng quán ăn vặt đêm khuya của tôi luôn nhộn nhịp người qua, kẻ lại. Số lượng khách đến quán ngày càng đông khiến tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì bản thân đang "ăn may bán đắt" nhưng lo khi tình trạng nhân sự eo hẹp, không đáp ứng được nhu cầu của khách.
Do năm ngoái, một bạn nhân viên đã để lại cho tôi ấn tượng không tốt trong công việc, nên khi tuyển dụng tôi đặt ra mục tiêu khắt khe hơn rất nhiều.
Đúng lúc đang lo lắng chưa tìm ra người phù hợp, thì bất ngờ tôi nhận được điện thoại từ người anh trai thân yêu. Anh bảo tôi là cháu gái sắp vào cấp 3 nên muốn cho con đi trải nghiệm cuộc sống, làm việc kiếm tiền để biết vất vả mà cố gắng độc lập hơn trong cuộc sống và học tập.
Dù hơi băn khoăn không biết cháu gái mình có thể làm được không nhưng trước lời đề nghị của anh trai, trước tình cảm gia đình bền chặt tôi đã gật đầu đồng ý.
Buổi đầu tiên đến quán làm việc, cháu gái tôi rất hào hứng và tràn đầy năng lượng. Cô bé mặc đồng phục bận rộn đi tới, đi lui trong cửa hàng phục vụ, dọn dẹp lúc nào cũng nở nụ cười trên môi.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, cháu gái dần bộc lộ những tính cách của bản thân và sự không phù hợp cùng công việc. Cô bé bắt đầu lười biếng, và xảy ra xích mích cùng những nhân viên cũ trong cửa hàng.
Sau khi nhận được sự khiếu nại từ nhân viên cũ về tính cách của cháu gái mình, tôi nhận ra rằng quyết định để cháu gái đi làm để giúp gắn bó tình cảm gia đình hơn có thể không đơn giản như tưởng tượng.
Và cuối cuối xung đột trực diện đã nổ ra và một buổi tối hè nóng nực, cửa hàng chật kín chỗ và mọi người bận rộn đến mức quay người không kịp. Cháu gái tôi đã làm sai ý khách hàng, gọi nhầm đồ khiến họ tức giận, phàn nàn về cách làm việc và phục vụ của cửa hàng dạo này đi xuống rất nhiều.
Tôi nhanh chóng tiến hành giải quyết khiếu nại và gọi cháu gái vào bên trong để nói chuyện cho rõ ràng. Tôi nhẹ giọng giải thích "cháu gái lần phục vụ sai món ăn này là một lỗi nghiêm trọng và là một người làm dịch vụ cháu nên cần rút kinh nghiệm và sửa chữa".
Tuy nhiên, lúc này cháu gái tôi đã ngẩng đầu liếc nhìn tôi với thái độ vênh váo chứ không phải nhận lỗi và nói: "Dì ơi, đây không phải lỗi của cháu, mà vì họ (nhân viên cũ) cô lập không nói rõ ràng cho cháu biết khiến cháu hiểu lầm không biết cái nào với cái nào, nên đã mắc sai lầm".
Tôi đang định giải thích rõ trách nhiệm của con bé đã làm sai ở đâu, thì bất ngờ anh trai tôi đẩy cửa vào và thể hiện sự bất mãn: "Sao cô nói chuyện với một đứa trẻ như vậy, nó chỉ là trẻ con, lần đầu làm sai thì có gì ghê gớm".
Tôi giật mình và cố gắng giải thích cho anh trai và trách nhiệm và hành động của mọi người trong công việc, đã làm là phải chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân.
Nhưng anh trai tôi không hề nghe lọt mà giận giữ kéo cháu gái ra khỏi quán đi về nhà. Sau khi về nhà, chị dâu tôi biết việc và tỏ ra giận giữ đến quán tôi trách móc tôi là người dì vô trách nhiệm.
Ảnh minh hoạ
Chị dâu xuất hiện với những lời phàn nàn, trách móc rằng cháu gái chỉ là trẻ con sao tôi lại trách mắng con bé. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh để giải thích, nhưng chị ấy không nghe, từng lời nói sắc nhọn của chị như những mũi dao cứa vào tim tôi khiến tôi nhận ra bản thân sai rồi, không nên vì muốn gắn kết hơn tình cảm gia đình mà cho cháu đến làm cùng.
Tôi cảm thấy mệt mỏi và bất lực chưa từng có. Từng tiếng mắc chửi của chị dâu khiến không khí đóng băng và tôi cũng nhận ra tình trạng hỗn loạn này đã khiến mối quan hệ gia đình mà tôi tưởng bền chặt ấy thay đổi trong chớp mắt.
Và sau hôm đó, cháu gái tôi quyết định nghỉ việc và bảo dì bản thân không phù hợp với công việc. Tôi thấy bất đắc dĩ nhưng tôi hiểu và bao dung cháu.
Tôi trả tiền lương cho cháu theo thoả thuận và thêm một chút phí bồi thường cho tổng là 3.500 NDT (hơn 12,2 triệu đồng).
Tôi tưởng sự việc này đã kết thúc nhưng vài ngày sau anh trai và chị dâu của tôi lại tìm đến. Anh chất vấn vấn tôi rằng con bé chỉ mới làm có mấy ngày sao trả tiền nhiều vậy, sao tôi không suy nghĩ mà đưa cho trẻ con nhiều tiền thế.
Những lời nói này một lần nữa khiến tôi buồn, tôi cố gắng giải thích nhưng chị dâu lại bảo tôi không hiểu chuyện, đưa nhiều tiền cho trẻ con như thế thì chúng nó sẽ nhầm và nghĩ là tiền bạc dễ kiếm lắm.
Tôi giải thích về quan điểm của bản thân, nhưng anh chị không nghe và luôn quát mắng, tỏ ra bực mình với tôi. Trong lúc bối rối không biết nên làm gì thì bất ngờ mẹ tôi "sứ giả" trong duy trì hòa bình đã tới.
Sau khi có mẹ đứng giữa căn ngăn và nhẹ giọng khuyên cuối cùng câu chuyện cũng có thể kết thúc êm đẹp. Tôi và gia đình anh đã làm hoà với nhau. Tuy nhiên, những trải nghiệm làm việc cùng cháu gái đã để lại cho tôi bài học sâu sắc. Tôi quyết định đặt ra nguyên tắc cho bản thân phải cố gắng tránh mọi giao dịch với người thân bởi đây là cách an toàn giúp duy trì tình cảm gia đình bền chặt.