Sử dụng phương pháp tiếp cận mới, các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế chứng minh rằng chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo, và tỷ lệ eo/hông đều giúp dự đoán nguy cơ ung thư, liên quan tới béo phì ở người lớn tuổi.
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 43.000 người, trong khoảng thời gian trung bình 12 năm. Trong đó có 1.600 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư do béo phì.
Các nhà khoa học ghi nhận béo vòng bụng có gây ung thư.
Dựa vào đây, các nhà khoa học suy ra, ước tính mỗi 11cm cộng dồn vào vòng eo sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư liên quan đến béo phì thêm 13%.
Riêng đối với ung thư ruột, tăng thêm 8 cm ở vòng hai làm tăng đến 15% nguy cơ.
Thừa cân, béo phì liên quan đến 13 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tụy, nhưng có thể ngăn ngừa được.
Mặt khác, lượng mỡ thừa có thể thay đổi nồng độ hormone giới tính như estrogen và testosterone, từ đó tăng lượng insulin trong máu, dẫn đến viêm; tất cả đều là yếu tố góp phần gây ung thư.
Để ổn định vòng eo chuẩn, chúng ta nên thay đổi dần chế độ ăn uống, giữ gìn sức khỏe và thường xuyên vận động cơ thể, từ đó phát triển thói quen tốt trong thời gian dài có thể giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ ung thư.