Nhận biết người qua tuổi 18 đã lâu mà mãi chưa trưởng thành, khó lòng thành công

CERSEI (TỔNG HỢP) |

Sự trưởng thành ở đây không đề cập đến vấn đề phát triển thể chất, mà nằm ở tư duy, cảm xúc.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bước qua độ tuổi 18 hoặc đạt được một con số nhất định về khoảng thời gian tồn tại trên thế giới này, nghĩa là họ đã trưởng thành. Nhưng đáng tiếc, khái niệm trưởng thành không đơn giản chỉ được định nghĩa bằng con số.

Mức độ trưởng thành không liên quan gì đến tuổi tác của một người, mà nó được đánh giá dựa trên sự nhận thức, tư duy, cảm xúc… cùng nhiều yếu tố khác.

Hãy thử kiểm tra một số dấu hiệu của người dù đã sống bước qua độ tuổi trẻ con đã lâu nhưng vẫn chưa thật sự trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội.

Không bao giờ chịu trách nhiệm

Nhận biết người qua tuổi 18 đã lâu mà mãi chưa trưởng thành, khó lòng thành công - Ảnh 1.

Người chưa trưởng thành thường có xu hướng đổ lỗi. (Ảnh: Pinterest)

Cho dù trong các mối quan hệ hay nơi làm việc, đối với người chưa trưởng thành, họ không bao giờ nghĩ mình có lỗi. Lý do khiến họ dường như bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu cuộc sống lặp đi lặp lại là vì họ không thể đối mặt với sự thật. Họ từ chối chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình, tự thuyết phục bản thân rằng nguyên nhân của mọi vấn đề đều do người khác hoặc hoàn cảnh tạo nên.

Không phân biệt được nhu cầu và mong muốn

Một chàng trai thích mua những món đồ hiệu đắt tiền chỉ để khoe mẽ, một cô gái đồng ý hẹn hò chỉ vì đối phương là một người có vẻ ngoài bảnh bao… Đây là dấu hiệu hành vi của một người chưa trưởng thành, những người thích đánh giá mọi thứ dựa trên cảm xúc, ham muốn nhất thời mà không có cái nhìn sâu rộng hơn.

Nhận biết người qua tuổi 18 đã lâu mà mãi chưa trưởng thành, khó lòng thành công - Ảnh 2.

Người chưa chín chắn không thể đưa ra lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống, không biết đầu tư thời gian và sức lực của mình vào những điều thật sự có lợi cho bản thân. (Ảnh: Pinterest)

Trong khi một người trưởng thành đánh giá từ “giá cả” đến giá trị thật sự của mọi thứ, thì một người trẻ con đưa ra hành động dựa trên ham muốn của cảm xúc mà không chút suy nghĩ.

Giải quyết xung đột hoặc bất đồng bằng các biện pháp hung hăng

Họ hiểu lầm sự đồng cảm và lòng trắc ẩn là điểm yếu. Họ cố gắng thiết lập ưu thế và uy quyền của mình đối với người khác bằng cách hạ thấp, xúc phạm hoặc làm tổn thương đối phương. Sự hẹp hòi của những người này xuất phát từ việc họ không cố gắng hiểu quan điểm của người khác.

Không có khả năng lắng nghe, tiếp thu

Thay vì nhận ra những gì còn thiếu sót trong bản thân, khi một người tự mình từ chối và bỏ qua quan điểm của người khác, nó đủ để chứng minh rằng anh ấy/cô ấy là một người chưa trưởng thành.

Họ không bao giờ tự nhìn nhận bản thân và tiếp thu ý kiến ​​​​của người khác. Họ không bao giờ cảm thấy mình thiếu khả năng hoặc chưa sẵn sàng.

Nhận biết người qua tuổi 18 đã lâu mà mãi chưa trưởng thành, khó lòng thành công - Ảnh 3.

Những người trẻ con như vậy không thể tiến bộ vì họ không bao giờ nhận ra rằng mình cần phải thay đổi. (Ảnh: Pinterest)

Không bao giờ học hỏi từ những sai lầm của mình

Những người không trưởng thành cứ lặp đi lặp lại những sai lầm giống nhau. Bởi vì họ không bao giờ lắng nghe người khác, cũng không muốn gạt cái tôi của mình sang một bên, họ cứ đi theo con đường sai lầm.

Mặc cho những lời khuyên ngăn hay các gợi ý tốt hơn từ bên ngoài, họ cũng không bao giờ lắng nghe người khác mà cứ tiếp tục làm những gì họ nghĩ là tốt nhất.

Đó chẳng phải xuất phát từ sự kiên trì hay sự tự tin, tất cả chỉ là cái tôi quá cao và sự tự ái đến từ suy nghĩ trẻ con. Những người chưa trưởng thành không thể thừa nhận rằng mình có thể sai và phạm sai lầm.

Nghĩ rằng mình đã trưởng thành

Trớ trêu thay, những người thiếu trưởng thành nhất lại thường nghĩ rằng họ thực sự đã trưởng thành. Họ rất giỏi trong việc đánh giá và hạ bệ người khác, nhưng hầu như không có khả năng nhìn ra lỗi lầm của bản thân. Họ phủ nhận những điểm yếu của mình và không sẵn sàng thừa nhận rằng bản thân cũng là con người và kém hoàn hảo như bao người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại