Nhăm nhe ăn thịt rắn, sư tử và đại bàng bị hổ mang phun nọc độc chống trả

Hoa Hướng Dương |

Rắn hổ mang sở hữu khả năng phun nọc độc vào kẻ thù ở khoảng cách từ 1,8m đến 2,4m.

Khả năng phun độc chính xác gần như tuyệt đối trong khoảng cách xa của rắn hổ mang

Chắc hẳn khi nhắc tới loài rắn hổ mang, ai trong chúng ta cũng cảm thấy sợ hãi vì chúng là loài rắn độc dài nhất thế giới, với nọc độc khủng khiếp xếp hàng top thế giới tự nhiên.

Thế nhưng có lẽ bạn sẽ có thêm lý do để sợ hãi sinh vật nguy hiểm bậc nhất hành tinh này khi biết rằng chúng còn sở hữu khả năng phun nọc độc vô cùng chính xác, gần như hoàn hảo tới mục tiêu mà chúng nhắm tới.

Nhăm nhe ăn thịt rắn, sư tử và đại bàng bị hổ mang phun nọc độc chống trả - Ảnh 1.

Hổ mang phun độc. Ảnh: Mental Floss

Thông thường các loài rắn độc đều tiết nọc độc qua răng nanh và chúng đều có khả năng phun nọc, tuy nhiên ở rắn hổ mang, do răng nanh của chúng lại lớn hơn nên cho phép nọc độc được ép lại và phun về phía trước cực nhanh với độ chuẩn xác tuyệt vời (xác suất 8/10). Riêng loài rắn hổ mang phun độc Mozambique thì xác suất này còn lên tới gần 100%!

Nhà nghiên cứu Bruce Young tại Đại học Massachusetts (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm khả năng phun nọc của rắn hổ mang và cho biết:

Khoảng cách mà chúng có thể phun là từ 1,8 đến 2,4m với tốc độ quá nhanh đến nỗi bạn có thể không kịp phản ứng. Đáng sợ hơn, một con rắn hổ mang mới sinh hay thậm chí đã chết vẫn có thể phun nọc độc.

Nhăm nhe ăn thịt rắn, sư tử và đại bàng bị hổ mang phun nọc độc chống trả - Ảnh 2.

Nọc độc của rắn có thể làm mù mắt hay theo đường miệng đi sâu vào phổi. Ảnh: Nat Geo.

Tại sao rắn hổ mang phun độc?

Chủ nhiệm Hiệp hội vườn thú và thủy sinh của Mỹ - ông Ferri cho hay sở dĩ chúng phải phun nọc vì phải tự vệ từ xa trước những sinh vật to lớn như sư tử, con người hay chim... có thể đe dọa mạng sống của chúng.

Còn đối với các con mồi nhỏ thì chúng sẽ không cần thiết phải làm như vậy, vị trí mà rắn hổ mang nhắm tới thường là phần mặt của kẻ thù mà chủ yếu là đôi mắt - cơ quan dễ bị tổn thương nhất đối với bất cứ sinh vật nào.

Xem video 1: Hổ mang phun độc vào mắt sư tử

Hổ mang phun độc vào mắt sư tử. Nguồn: Youtube/Dee Hudson

Ban đầu nọc độc sẽ làm cho đối thủ cảm thấy đau rát mà nếu không chữa trị kịp thời, đôi mắt ấy hoàn toàn có thể sẽ không còn nhìn thấy ánh sáng được nữa. Cách tấn công này còn nguy hiểm hơn tiêm độc vào đường máu vì huyết thanh kháng độc cũng vô dụng.

Cách duy nhất bảo vệ đôi mắt bạn nếu rơi vào tình huống bị phun nọc độc vào mắt là rửa sạch mắt và tới ngay cơ sở y tế để nhỏ thuốc kháng sinh và có phương pháp chữa trị hợp lý.

Do nọc của rắn hổ mang cực mạnh với độc tố thần kinh và cytotoxin nên nếu không bị dính vào mắt mà chỉ vào môi, miệng hay mũi hay vết thương ngoài da thì cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

Trong series chương trình truyền hình khoa học Animal Planet có tên "Fooled by Nature" chúng ta có thể tận mắt chứng kiến khả năng phun độc chính xác của rắn hổ mang khi phun nọc chính xác vào mắt chim đại bàng.

Xem video 2: Rắn hổ mang phun độc vào mắt chim đại bàng

Rắn hổ mang phun độc làm mù mắt chim đại bàng. Nguồn: Youtube/

Vì thế nếu bắt gặp một con rắn hổ mang (dù có kích thước nhỏ) thì tốt nhất là bạn hãy tránh xa chúng hoặc mang mặt nạ, kính mắt, khẩu trang phòng vệ nếu phải tiếp xúc với chúng, đó là điều mà ngay cả các chuyên gia bắt rắn cũng phải thực hiện khi đối đầu rắn phun nọc.

Nguồn: Animal Planet, Livescience, BBC, Nat Geo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại