Gần đây, bài phát biểu của nhà xã hội học nổi tiếng của Nhật Bản - Chizuko Ueno gửi đến các tân sinh viên của Đại học Tokyo đã thu hút nhiều sự chú ý.
Theo đó, cô khẳng định rằng, trong xã hội này kể cả khi bạn có nỗ lực và chăm chỉ đến mức nào cũng chưa chắc được báo đáp.
Nhà xã hội học nổi tiếng của Nhật Bản - Chizuko Ueno
Có lẽ là như thế, trên thế giới này, có rất nhiều người đã phải đánh đổi và hy sinh rất nhiều nhưng cuối cùng không được gì cả, nhưng ngoài việc cố gắng chăm chỉ hết mức thì họ không thể làm gì khác.
Điều này có thể hiểu rằng, việc nỗ lực để có được sự hồi đáp xứng đáng chỉ là một loại suy nghĩ, việc bạn được hồi đáp tùy thuộc vào môi trường sống chứ không phải là vì sự nỗ lực của bạn.
Bài phát biểu này của nhà xã hội học đã gây được tiếng vang đối với nhiều người, khiến họ nhớ đến cuốn tiểu thuyết Gatsby vĩ đại của nhà văn nổi tiếng người mỹ F. Scott Fitzgerald.
Trong đó có câu, bất cứ khi nào bạn muốn chỉ trích người khác thì hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi người trên thế giới này đều được may mắn như bạn.
Phụ nữ cần có được sự nghiệp, gia đình và con cái cùng một lúc.
Tại trường Đại học Tokyo, có hơn 3000 sinh viên ưu tú bị loại sau cuộc tuyển chọn khốc liệt.
Trong bài phát biểu của mình, nhà xã hội học Ueno yêu cầu các sinh viên: “Đừng quá miễn cưỡng, hãy thừa nhận điểm yếu và hỗ trợ lẫn nhau”.
Ngoài ra, cô cũng đề cập đến ý tưởng về bình đẳng giới. Cô nói: “Tư duy nữ quyền không phải là ủng hộ phụ nữ giống như đàn ông, mà đó là khi kẻ yếu được trở thành người mạnh mẽ, hơn nữa kẻ yếu cần phải nhận được sự tôn trọng”.
Tờ The Paper của Trung Quốc đã tóm tắt lại ngắn gọn bài phát biểu như sau:
Chúc mừng các bạn đã nhập học vào trường Đại học danh tiếng Tokyo. Các bạn đang ngồi ở đây với một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Chắc mọi người ngồi ở đây, không ai nghi ngờ về sự công bằng của kỳ thi tuyển sinh Đại học. Nhưng nếu nó thật sự không công bằng, các bạn sẽ rất tức giận.
Vào năm ngoái, trường Đại học Y Tokyo đã bị phát hiện vì đối xử bất công với các sinh viên nữ khi thừa nhận đã sửa điểm trong hơn 1 thập kỷ để hạn chế nữ sinh, cho nhiều nam sinh đậu để trở thành bác sĩ.
Số lượng nữ sinh tham gia thi Đại học nhiều nhưng con số đậu vào trưởng cực kỳ ít ỏi.
Trên thực tế, có nhiều minh chứng chỉ ra, thành tích của con gái tốt hơn con trai.
Trước hết, mọi người nên biết rằng, các cô gái có xu hướng chọn một trường thi thấp hơn so với khả năng của họ.
Điều thứ 2, tỷ lệ nhập học của nữ sinh vào trường Đại học Tokyo không quá 20% so với tổng số, nhưng lại không có sự chênh lệch về giới tính trong quá trình tuyển sinh.
Thứ 3, do cha mẹ gia trưởng và tin rằng chỉ có con trai mới cần học Đại học danh tiếng, còn con gái thì học trường nào cũng được.
Môi trường học mà bạn phải đối mặt khi đang cố gắng vào trường Đại học Tokyo là gì?
Trong các hoạt động tại trường, khi các nam sinh được hỏi về việc mình học trường nào, ai cũng mạnh dạn vỗ ngực “Tôi học trường Đại học Tokyo”, nhưng với các nữ sinh thì họ lại e dè hơn.
Tại sao họ lại như thế? Điều này có thể hiểu rằng, nếu như các cô gái nói rằng mình là sinh viên trường Đại học Tokyo thì sẽ sợ bên kia bỏ chạy.
Tại sao việc học ở trường Tokyo lại khiến các chàng trai tự hào còn những cô gái thì lại sợ hãi?
Bởi vi giá trị cá nhân và thành tích của đàn ông tỷ lệ thuận với nhau, còn đối với phụ nữ thì ngược lại. Từ nhỏ, những người phụ nữ được giáo dục để trở nên dễ thương. Nhưng lợi ích của dễ thương là gì?
Các cô gái hãy hiểu rằng, sự dễ thương của các bạn sẽ được đánh đổi bằng việc được bảo vệ, được che chở, nhưng cũng có thể khiến bản thân bị tổn thương, bị động và không có sự lựa chọn.
Tôi nghe nói rằng, hiện nay có một số nơi nam sinh tụ tập nhưng không cho nữ sinh viên Đại học Tokyo tham gia.
Ở nửa thế kỷ trước, khi tôi học Đại học cũng gặp phải tình trạng này và tôi đã thật sự bị sốc, nhưng không ngờ ngày này vẫn còn chuyện này xảy ra.
Trường học là nơi bình đẳng, mọi người đều làm việc và học hành chăm chỉ bất kể là nam hay nữ.
Nhưng ngay khi bạn bước vào trường Đại học, thì những tiềm ẩn phân biệt giới tính mới dần xuất hiện. Phụ nữ chiếm ⅕ số lượng sinh viên Đại học và sau Đại học.
Không có phụ nữ làm hiệu trưởng. Tỷ lệ nữ nghị sĩ Nhật Bản đứng thứ 165 trên thế giới, gần như chạm đáy.
Bạn thấy đó, qua những số liệu này có thể thấy được những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp chăng?
Giống như câu hỏi về sự không công bằng trong kỳ thi mà tôi đề cập lúc đầu. Một xã hội không công bằng là khi bạn có làm việc chăm chỉ đi nữa thì vẫn không nhận được điều gì xứng đáng cả.
Xin đừng quên rằng, nỗ lực để được hồi đáp chỉ là một suy nghĩ, việc bạn được hồi đáp tùy thuộc vào môi trường sống chứ không phải là vì sự nỗ lực của bạn.
Trên thế giới này, có rất nhiều người chăm chỉ, nỗ lực thậm chí hy sinh nhưng vẫn chưa nhận được sự hồi đáp.
Sau tất cả, những nỗ lực của bạn không thể chỉ giành chiến thắng cho bản thân mình, bạn cũng không thể coi thường những người không may mắn vì họ không bằng mình.
Bạn nên giúp đỡ họ, ngoài ra đừng quá miễn cưỡng, hãy thừa nhận điểm yếu và giúp đỡ lẫn nhau.
Bài phát biểu của nhà xã hội học nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Trên thực tế, suy nghĩ của cô về “nỗ lực sẽ được hồi đáp” này bắt nguồn từ sự cảm thông sâu sắc với tình hình của phụ nữ đương đại.
Đối với những người đàn ông được miễn trách nhiệm gia đình, họ có thể đi theo tự do bằng cách bước ra khỏi khuôn khổ gia đình và làm điều mình muốn.
Trong trường hợp này, sự cạnh tranh bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông là một trận chiến mà bên nữ đã bị đánh bại ngay từ đầu.
Phụ nữ vốn dĩ làm việc rất chăm chỉ, Ueno nói rằng cô hy vọng một ngày nào đó phụ nữ có thể có được sự nghiệp, gia đình và con cái cùng một lúc, được tự do ra ngoài theo đuổi ước mơ và nhận được sự tôn trọng như những người đàn ông.