Đối với các câu hỏi chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, chúng ta có thể biết rõ và chuẩn bị trước thật tốt, nhưng tin buồn là thường thì các nhà tuyển dụng không xem trọng những thông tin đã có sẵn trên giấy lắm. Thay vào đó, trong những cuộc gặp mặt trực tiếp như các buổi phỏng vấn, thứ mà nhà tuyển dụng muốn thăm dò nhiều hơn chính là tư duy, tính cách thực của bạn.
Để kiểm tra các phương diện tiềm ẩn này thì buộc họ phải đặt ra những câu hỏi "bẫy". Tôi từng nghe một câu hỏi phỏng vấn, không những khó nhằn mà còn tương đối nhạy cảm như sau: "Nếu khóa quần của tôi chưa kéo, bạn làm cách nào để nhắc tôi?" Một nhà tuyển dụng nữ hỏi một ứng viên nam. Vậy chúng ta nên mổ xẻ câu hỏi này như thế nào?
1. Hiểu ý định của nhà tuyển dụng
Để trả lời những câu hỏi đó thật suôn sẻ, chúng ta cần phải hiểu được dụng ý của nhà tuyển dụng. Rằng tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi những câu hỏi như vậy, họ muốn điều tra điều gì?
2. Điều tra khả năng phản ứng linh hoạt của ứng viên
Khi con người đối mặt với những tình huống khác nhau, phản ứng của họ cũng sẽ khác nhau. Nhà tuyển dụng luôn muốn đặt chướng ngại vật vào phần mấu chốt của cuộc phỏng vấn. Tức là hỏi một số câu hỏi kỳ quặc, những câu hỏi này rất khó để trả lời nếu chỉ tư duy theo cách đơn giản, thậm chí nó có thể còn không có câu trả lời, nhưng họ vẫn muốn hỏi, mục đích là để xem bạn có phản ứng linh hoạt không, khả năng tư duy của bạn như thế nào.
Nếu ứng viên có thể bình tĩnh, tư duy hợp lý và trả lời nhanh chóng thì chứng minh họ là một nhân tài. Nếu bạn tỏ ra khó chịu, từ chối trả lời thì xin lỗi, bạn đã bị loại.
3. Xem xét cách tư duy của ứng viên
Cách nhìn nhận vấn đề của một người sẽ quyết định kết quả cuối cùng, giống như câu nói: "Ngàn người nhìn Phật, Phật ắt có ngàn khuông mặt."
Nhìn vào cùng một thứ từ các góc độ khác nhau thường dẫn đến những đánh giá khác nhau. Một số công ty cần những nhân viên phản ứng nhanh nhẹn và có tư duy khác biệt, để bộ máy công ty tràn đầy nhiệt huyết hơn, đưa ra các sản phẩm sáng tạo hơn.
4. Kiểm tra tính cách của ứng viên
Dưới tình huống có sự chuẩn bị và không có sự chuẩn bị, con người sẽ phản ứng hoàn toàn khác nhau. Vì thế, nếu như chỉ hỏi những thứ mà bạn đã chuẩn bị trước thì làm sao nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được năng lực thực tế của bạn?
Khi bị yêu cầu làm một việc gì đó quá kỳ quặc hoặc khó nhằn ngay tại chỗ, con người sẽ có khuynh hướng bộc lộ bản chất thật của mình trước tình huống bất ngờ đó. Nhờ vậy mà các nhà tuyển dụng mới có thể nhìn rõ được tính cách của ứng viên, xem xem họ có thật sự phù hợp với cương vị công ty đang tuyển dụng không.
Làm thế nào biến câu hỏi xấu hổ thành câu hỏi bình thường?
Câu hỏi này có vẻ hơi nhạy cảm khiến người nghe không khỏi xấu hổ, nhưng nếu biết suy nghĩ kỹ, chỉ cần một câu trả lời thông minh là đã có thể đánh tan bầu không khí ngượng ngùng.
1. Khen ngợi trang phục của nhà tuyển dụng
Ở nơi công sở, phụ nữ thường quan tâm đến quần áo và phụ kiện hơn nam giới. Vì thế, chúng ta có thể bắt đầu từ khía cạnh này, bạn có thể tán gẫu với cô ấy vài câu, khen ngợi trang phục hôm nay của cô ấy, rằng quần áo rất hợp với khí chất tao nhã của cô, nhân tiện, bộ vest nhìn cũng rất chuyên nghiệp, đặc biệt là ở thiết kế của chiếc quần, nó làm nổi bật những đường nét yêu kiều của phái đẹp. Lúc này, người phỏng vấn sẽ tự nhiên tập trung vào quần của mình và tự phát hiện ra vấn đề.
2. Để người khác làm việc đó thay bạn
Đương nhiên, việc một chàng trai trực tiếp nhắc nhở về khóa quần của một cô gái là vô cùng không phù hợp, nên chúng ta có thể khéo léo nhờ một bạn nữ khác làm điều đó thay cho mình. Chúng ta có thể cố tình làm đổ cốc nước, nhưng đừng thực sự làm bẩn quần áo của nhà tuyển dụng, sau đó hãy ra ngoài tìm một đồng nghiệp nữ vào để giúp cô ấy lau sạch, cùng cô ấy đi vào nhà vệ sinh.
Giữa con gái và con gái với nhau, mọi vấn đề đều có thể được giải quyết dễ dàng. Chúng ta cũng không cần mạo hiểm "mở lời" về một vấn đề nhạy cảm như vậy.
3. Sử dụng điện thoại di động để truyền thông tin
Cách trực tiếp nhất là nói thẳng với cô ấy. Nhưng chúng ta có thể nói theo một cách khác. Chúng ta có thể lặng lẽ gõ vài từ vào điện thoại di động, như: "Hãy chú ý đến dây khóa quần của cô." Rồi đưa cho cô ấy xem, sau đó phớt lờ cô ấy và tiêu hủy "bằng chứng" trong điện thoại ngay. Cách này vừa giải quyết được vấn đề, vừa giữ được thể diện cho nhà tuyển dụng.
4. Dùng bản thân làm lá chắn
Nếu có những người khác ở xung quanh, bạn nên giả vờ là bạn thân của cô ấy và đi đến để chào hỏi. Khi đó hãy tranh thủ lúc không mấy ai chú ý, nói nhỏ với cô ấy về chuyện dây khóa quần. Sau đó hãy lấy áo khoác của mình che lên người cô ấy. Như vậy vừa có thể tránh các tình huống xấu hổ có thể phát sinh, mà còn ngăn người khác nhìn thấy.
Trên thực tế, có rất nhiều câu trả lời thông minh cho dạng câu hỏi tương tự, nhưng cuối cùng thì câu nào đúng vốn không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là khả năng phản ứng của bạn có linh hoạt hay không. Và hãy nhớ rằng, để trả lời những câu hỏi như vậy, bạn phải hiểu được ý định thực sự của nhà tuyển dụng, và tuyệt đối đừng phản bác hay cho rằng đó là một câu hỏi giả thuyết.