Nhiều công ty đa quốc gia có một số câu hỏi phỏng vấn ấn tượng đòi hỏi ứng viên phải sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình.
Chẳng hạn như câu hỏi của Microsoft là: "Nếu bạn có thể có siêu năng lực, bạn sẽ chọn tàng hình hay bay?".
Những câu hỏi tưởng chừng như vô lý này đều nhằm kiểm tra khả năng tư duy toàn diện, khả năng đổi mới, khả năng giao tiếp, khả năng thực thi... của ứng viên. Rõ ràng, động lực phát triển của con người xuất phát từ sự tò mò, sáng tạo và khả năng phá vỡ ranh giới.
Thực ra, điều quan trọng của những câu hỏi này không phải là câu hỏi và câu trả lời mà là bài kiểm tra khả năng “giải quyết vấn đề” của bạn khi gặp những tình huống khó khăn. Trình độ nhận thức của một người quyết định tầm cao của cuộc đời người đó. Và những người có thể nhanh chóng nắm bắt được bản chất và những người không thể nhìn thấu bản chất vấn đề đều có số phận hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, đối với nhiều công ty lớn, họ quan tâm nhiều hơn đến trình độ nhận thức và cách tư duy của ứng viên.
Với câu hỏi này, nếu bạn chọn "tàng hình", nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên là người thích trốn tránh, không muốn tiếp xúc đông người, thiếu bản lĩnh xông pha, không phù hợp với môi trường làm việc năng động.
Ngược lại, nếu bạn đưa ra đáp án là "bay", Microsoft sẽ đánh giá bạn là ứng viên nhanh nhạy, thức thời, thích nghi cao, giàu sự sáng tạo, không ngại vượt khó. Đáp án "tàng hình" có thể giúp ứng viên bị trừ điểm kha khá.
Tập đoàn Microsoft cũng từng đưa ra cho ứng viên nhiều câu hỏi thú vị khác mà bạn có thể tham khảo như: "Đưa cho bạn một hộp bút chì và liệt kê 10 cách sử dụng độc đáo của bút chì", "Nếu bạn đến từ sao Hỏa, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?", "Làm thế nào để cân một con voi mà không cần cân?", “Có 5 ly nước và 6 lãnh đạo đến, bạn sẽ làm gì?,...
Những điều lưu ý khi đi phỏng vấn
1. Giới thiệu về bản thân
Điều nhà tuyển dụng muốn biết nhất là liệu ứng viên có đủ điều kiện cho công việc hay không, bao gồm: kỹ năng mạnh nhất, lĩnh vực kiến thức chuyên sâu nhất, phần tích cực trong tính cách, điều thành công nhất bạn từng làm, những thành tựu lớn,... Những điều này không nhất thiết liên quan đến việc học, mục đích là để hiểu tính cách và khả năng làm việc của ứng viên.
2. Nói về điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất
Nếu ứng viên bắt đầu bằng những ưu điểm của bản thân, thêm một số khuyết điểm nhỏ ở giữa, rồi cuối cùng quay lại câu hỏi về ưu điểm và nêu bật những ưu điểm, thì một ứng viên thông minh như vậy rõ ràng sẽ có EQ và IQ cao.
3. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình
Câu hỏi này không nhằm mục đích khám phá quyền riêng tư của ứng viên mà để hiểu về ảnh hưởng mà nền tảng gia đình tạo nên.
Câu trả lời được nhiều nhà tuyển dụng hài lòng là: Tôi yêu gia đình mình! Gia đình tôi luôn hòa thuận, tuy bố mẹ tôi là người bình thường nhưng bố tôi rất chăm chỉ và vui tính. Điều này đã hình thành nên thái độ nghiêm túc, trách nhiệm và tinh thần làm việc chăm chỉ của tôi, dạy tôi rất nhiều nguyên tắc sống.
4. Điều bạn đang thiếu sót là gì?
Nhiều công ty muốn hỏi ứng viên về điểm yếu của họ. Nhà tuyển dụng muốn thấy những ứng viên có quyết tâm. Rõ ràng, một ứng viên có thể tránh được những vấn đề khó khăn một cách khéo léo cũng là một nhà đàm phán xuất sắc.
5. Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?
Nhiều công ty thích những người thẳng thắn. Tuy nhiên, ứng viên phải hiểu mô tả công việc và thể hiện đủ sự quan tâm đến vị trí này trước khi tham gia thảo luận về mức lương. Bất kỳ công ty nào cũng hy vọng rằng ứng viên sẽ cho công ty một mức lương linh động, thay vì đòi hỏi một mức giá cố định.
6. Bạn có thể mang lại điều gì cho công ty?
Nhiều công ty thích ứng viên thể hiện khả năng, cũng như kỳ vọng nghề nghiệp và thậm chí cả tham vọng đối với vị trí họ đang ứng tuyển. Nếu họ có thể kết hợp được nhu cầu của công ty với mục tiêu cá nhân thì đó rõ ràng là một điểm cộng.
7. Bạn có câu hỏi nào không?
Câu hỏi này có vẻ không cần thiết nhưng nó thực sự rất quan trọng. Người phỏng vấn không thích những người trả lời “không có câu hỏi” vì họ rất chú trọng đến tính cách và khả năng đổi mới của nhân viên.
Tuy nhiên, người phỏng vấn cũng không thích ứng viên luôn chú ý đến các vấn đề như phúc lợi cá nhân. Những câu hỏi như “Có chương trình đào tạo nào cho nhân viên mới và cơ chế thăng tiến của công ty ra sao?” phản ánh rõ ràng sự nhiệt tình và tham vọng của ứng viên.