Cách đây không lâu, một câu hỏi phỏng vấn đã tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi trên Toutiao (MXH Trung Quốc). Câu hỏi có nội dung cụ thể như sau:
"Nếu có công ty khác tốt hơn mời bạn tới, bạn sẽ ở lại hay rời đi?".
Nhiều người cho rằng, công ty sẽ chú trọng đến sự trung thành của người xin việc. Chính vì thế, trong trường hợp này, bạn nên trả lời: "Dù thế nào đi nữa, tôi cũng nhất định sẽ chọn công ty của bạn".
Nhưng có ý kiến khác cho rằng, câu hỏi này không phù hợp với bản chất con người. Sự thật rằng hầu như ai đi làm cũng mong muốn tìm được công ty tốt, thu nhập cao, môi trường phù hợp. "Không, tôi sẽ chọn một công việc tốt hơn" - đây cũng là câu trả lời mà nhiều người sẽ đối đáp. Câu trả lời thứ hai tuy thẳng thắn nhưng có vẻ quá trực tiếp và khiến nhà tuyển dụng phật lòng.
Dù bạn trả lời "có" hay "không" cũng sẽ tự đặt mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Phỏng vấn là cách duy nhất để tìm được việc làm. Các câu hỏi rất hời hợt, không có lập luận đều bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Mỗi cuộc phỏng vấn xin việc thực chất là một cuộc đấu trí. Người phỏng vấn cần nhanh chóng xác định những ứng viên tiềm năng, phù hợp với công ty trong một khoảng thời gian. Nói cách khác, "đánh giá mức độ phù hợp giữa người tìm việc và công ty" là logic cơ bản của tất cả các câu hỏi được đặt ra trong các cuộc phỏng vấn. Ứng viên cần đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy những lợi thế đặc biệt của mình.
Thực tế, đối với HR, mỗi cuộc phỏng vấn đều là một sự diễn giải về "mô hình tảng băng trôi". Những gì lộ ra trên mặt nước là kinh nghiệm và kỹ năng "có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không". còn phần ở dưới nước là tư duy cá nhân và nguyên tắc làm việc đều bị ẩn giấu.
Và đây chính xác là điều mà người phỏng vấn muốn khám phá: "Liệu họ có những giá trị phù hợp với công ty hay không", "liệu họ có sức mạnh để thích ứng với vị trí hay không", "liệu họ có động lực lâu dài, có tinh thần hợp tác không?",...
Trước câu hỏi hóc búa này, một cư dân mạng đã để lại phần trả lời của mình. Câu trả lời của anh là: "Nếu gặp được cơ hội vị trí tốt hơn, tôi sẽ nghiêm túc xem xét và cân nhắc quyết định của mình một cách nghiêm túc.
Đối với tôi, phát triển nghề nghiệp không chỉ là vấn đề lương, phúc lợi mà còn là mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty và tập thể. Tôi chú ý hơn đến việc tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp với văn hóa và giá trị của công ty, đồng thời có cơ hội phát triển và hiện thực hóa mục tiêu cá nhân".
Câu trả lời chân thành bộc lộ đặc điểm của ứng viên, thói quen suy nghĩ vấn đề một cách toàn diện, ý thức trách nhiệm với người khác và bản thân và thể hiện rõ ràng động lực nội tại.
Những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc
1. Trang phục và trang sức
Dù rất nhiều công ty không cầu kỳ về trang phục nhưng khi tham dự phỏng vấn, bạn vẫn cần chú ý đến điều này. Hãy chọn những bộ đồ sang trọng, lịch sự. Bạn có thể mặc quần áo, áo sơ mi để tăng tính nhã nhặn, lịch sự.
Đồ trang sức luôn giúp bạn trông tự tin, ấn tượng hơn. Vì thế, khi đi phỏng vấn, nên chịu khó trang điểm một chút và chọn cho mình trang sức phù hợp như nhẫn, vòng tay, vòng cổ...
2. Tìm hiểu về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin về công ty bạn đang apply càng trở nên dễ dàng. Vì thế, hãy dành thời gian tìm hiểu chi tiết bởi bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn bạn có những hiểu biết nhất định về công ty trước khi về đầu quân cho họ. Bỏ qua điều này nghĩa là bạn đang để cơ hội tuột khỏi tầm tay và giúp các ứng viên khác tiến thêm một bước trong hành trình đi tìm việc.
3. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi phỏng vấn
Đa số các nhà tuyển dụng đều dựa vào những câu hỏi mang tính chuẩn mực, có sẵn và từ đó phát triển thành một list các câu hỏi cho riêng mình. Đó là những câu hỏi dạng như "mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì", "khi còn là sinh viên, bạn đã mong muốn điều gì" hoặc "điều gì khiến bạn nghĩ mình là ứng viên sáng giá cho vị trí chúng tôi đang tuyển dụng",...
Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi kiểu này. Cũng có một số nhà tuyển dụng nhân sự thường chọn câu hỏi mang tính chất tìm hiểu về bản thân ứng viên. khi đó, bạn trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của mình.
4. Nói năng lưu loát
Tốt nhất là bạn nên thực hành ở nhà trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự của nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc thông tin và trả lời thật lưu loát, ngắn gọn súc tích. Không nên nói quá nhiều, dài dòng bởi nó dễ khiến bạn gặp rắc rối vì vô tình để lộ ra những nhược điểm.
Hơn nữa, trong lúc trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn tuyệt đối không nên chen ngang hoặc ngắt lời họ một các thiếu lịch sự. Thay vào đó, bạn hãy ghi nhớ và trả lời đầy đủ các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra.
Tổng hợp