Nhà tuyển dụng hỏi: "Nếu có cơ hội công việc tốt hơn, bạn có chọn chúng tôi không?", người EQ thấp trả lời "có" hoặc "không", người EQ cao trả lời cực khôn ngoan!

Minh Nguyệt |

Nếu trong trường hợp đi phỏng vấn, nhận được câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Cách đây không lâu, có một câu hỏi phỏng vấn xin việc đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên MXH. Nhà tuyển dụng hỏi: “Nếu có một cơ hội công việc tốt hơn, bạn có chọn chúng tôi không?” . Bạn nên trả lời như thế nào?

Có người cho rằng, công ty sẽ quan tâm đến sự trung thành của ứng viên, nên cần trả lời: “Dù thế nào, tôi vẫn nhất định sẽ chọn công ty”. Nhiều người khác lại cho rằng, câu trả lời đầu tiên không phù hợp, có thể bị xem là không thật lòng, cần nói thẳng: “Sẽ không, tôi sẽ chọn công việc tốt hơn.”

Mặc dù câu trả lời thứ hai rất thẳng thắn nhưng thiếu sự khôn ngoan. Dù câu trả lời là “có” hay “không” đều có thể đưa bản thân vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Phỏng vấn là bước không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng. Câu hỏi chỉ là hình thức, cốt lõi là để đánh giá khả năng của ứng viên.

01

Mỗi lần phỏng vấn tuyển dụng thực chất là một cuộc “kết nối nhanh”, trong thời gian ngắn, nhà tuyển dụng cần phải nhận ra được những tài năng phù hợp với công ty. Nói cách khác, “đánh giá mức độ phù hợp giữa ứng viên và công ty” là nguyên tắc cơ bản trong mọi câu hỏi của buổi phỏng vấn. Một ứng viên giỏi có thể nắm bắt được điểm cốt lõi đó, chủ động cung cấp thông tin về “lợi thế đặc biệt” của bản thân.

Một người dùng MXH làm ở bộ phận tuyển dụng, đã chia sẻ lại câu chuyện đi xin việc của một ứng viên ở công ty mình.

Ban đầu, hồ sơ của ứng viên này không phù hợp với yêu cầu của vị trí nên bị từ chối ngay lập tức. Không bỏ cuộc, ứng viên này nhiều lần chủ động đến trao đổi, giới thiệu về khả năng của bản thân một cách chi tiết và chân thành.

Trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng nhận ra ứng viên có khả năng sáng tạo mà công ty đang cần và thấy rằng góc nhìn của ứng viên rất phù hợp với văn hóa công ty. Cuối cùng, công ty đã quyết định phỏng vấn và tuyển dụng ứng viên này.

Thực tế, đối với HR, mỗi cuộc phỏng vấn đều là quá trình giải mã “mô hình tảng băng trôi”. Phần nổi trên mặt nước là những kỹ năng, kinh nghiệm thể hiện trên hồ sơ, còn dưới mặt nước ẩn giấu là tư duy cá nhân, nguyên tắc ứng xử, làm việc của ứng viên.

Đây chính là điều nhà tuyển dụng muốn khai thác: “ứng viên có giá trị quan phù hợp với công ty không”, “có năng lực phù hợp với vị trí không”, và “có thể làm việc lâu dài không”,...

Nhà tuyển dụng hỏi: "Nếu có cơ hội công việc tốt hơn, bạn có chọn chúng tôi không?", người EQ thấp trả lời "có" hoặc "không", người EQ cao trả lời cực khôn ngoan! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Lý do ứng viên trong câu chuyện trên thành công vượt qua vòng phỏng vấn nằm ở việc ứng viên này đã chủ động thể hiện những lợi thế, giá trị thực tiễn lâu dài mà bản thân có thể mang lại cho công ty và sự đồng điệu với văn hóa công ty

Khi nhà tuyển dụng còn đang tìm kiếm những dấu hiệu nhỏ, ứng viên nhanh nhạy đã chủ động tiếp cận, cung cấp thông tin, xóa tan sự mơ hồ để nhà tuyển dụng hiểu và công nhận mình.

Trên thực tế, nhiều ứng viên không biết rõ điều mà công ty thực sự cần nên từ đầu không xóa tan sự mơ hồ của nhà tuyển dụng về mình và không đưa ra câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn nghe là bạn cần, tôi có, so với những người khác, chúng ta là sự lựa chọn tốt nhất.

02

Với câu hỏi phỏng vấn được đề cập ở trên, nhiều người đã gợi ý một câu trả lời khác: Nếu tiến thoái lưỡng nan, hãy khiến người phỏng vấn yên tâm bằng cách nói rằng hiện tại bạn chưa nhận được lời mời nào từ công ty khác.

Một người dùng MXH chia sẻ, anh cũng có suy nghĩ như vậy khi trả lời. Trước khi phỏng vấn, anh ấy đã quyết định “hạ thấp” yêu cầu, đưa ra mức lương mà nhà tuyển dụng hài lòng. Ngay lập tức, nhà tuyển dụng đã gửi lời mời làm việc và thúc giục anh ấy nhận việc ngay trong tuần, lo rằng anh ấy sẽ thay đổi ý định.

Vài tháng sau khi vào làm việc, anh ấy nghe được thông tin từ đồng nghiệp rằng, mức lương mà anh đưa ra gần như thấp hơn 50% so với các vị trí cùng cấp.

Nhiều người không tìm hiểu thông tin dẫn đến việc không hiểu nhiều về thị trường thực tế, không rõ đâu là vị trí phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân. Trên thực tế, mỗi buổi phỏng vấn là một cuộc đấu trí, khi bạn dễ dàng để lộ “quân bài” của mình, cán cân đã nghiêng, trọng lượng cũng đã đổi chiều.

Một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhân sự từng chia sẻ một nghịch lý mà cô ấy phát hiện: Nhiều nhân viên xuất sắc, làm việc hiệu quả nhưng khi bước vào các cuộc phỏng vấn, họ lại chỉ thể hiện được một nửa khả năng thực sự của mình. Ngược lại, nhiều ứng viên dù hồ sơ chưa thật sự nổi bật nhưng vẫn nhận được lời mời làm việc với mức lương cao hơn mong đợi.

Cơ hội đến không chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn mà còn ở chỗ có “chiến thuật đàm phán” tự tin và khéo léo. Trong khoảng thời gian ngắn, ứng viên cần biết cách thể hiện tối đa lợi thế của mình và truyền tải năng lực cạnh tranh đặc biệt của bản thân.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Nếu có cơ hội công việc tốt hơn, bạn có chọn chúng tôi không?", người EQ thấp trả lời "có" hoặc "không", người EQ cao trả lời cực khôn ngoan! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

03

Thời gian trước, trong buổi trò chuyện với một người hàng xóm, tôi mới nhận ra rằng “khủng hoảng tuổi trung niên” trong công việc thật đáng lo. Người hàng xóm nói rằng: Khi ở độ tuổi hai, ba mươi, anh là một người có năng lực nổi trội trong công ty và đang trên đà phát triển sự nghiệp. Nhưng vì không chủ động xây dựng mối quan hệ trong ngành, giờ đây, ở tuổi ngoài 40, anh ấy muốn tìm việc lại chẳng có ai để nhờ vả hay hỗ trợ.

Anh chia sẻ: “Suốt nhiều năm qua, tôi chỉ xoay quanh trong một vòng tròn mối quan hệ quen thuộc, chưa từng nghĩ đến việc chủ động thay đổi, mở rộng mối quan hệ ra ngoài”.

“Bước sang trung niên, tôi mới nhận ra, những công việc mình đã làm trong suốt thời gian qua thực ra không mang lại lợi thế cạnh tranh nào cả. Nếu ngày trước, sau khi đã có vị trí vững chắc, tôi chủ động tạo cơ hội để bước vào một môi trường tiềm năng hơn, có lẽ giờ đây tôi đã mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của mình và sẽ không rơi vào tình cảnh bị động thế này”, anh nói.

Mọi thứ đều thay đổi, nhưng chúng ta thường có xu hướng chọn những việc quen thuộc, thoải mái. Dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, nếu cứ mãi hành động theo lối mòn, chúng ta cũng dễ rơi vào vòng xoáy của những nỗ lực vô ích.

Một ứng viên từng chia sẻ rằng, mỗi lần đi phỏng vấn anh đều rất tự tin, năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu công việc tuyển dụng, hồ sơ cũng vượt qua vòng tuyển chọn, nhưng không lần nào được nhận lời mời làm việc. Trải qua hơn 10 lần phỏng vấn mà cuối cùng không có công ty nào gửi lời mời nhận việc. Ứng viên này đã rơi vào tình trạng “hoàn thành cho xong” mà thiếu đi sự nỗ lực thực sự. Anh không chủ động tìm kiếm phản hồi từ những lần phỏng vấn thất bại để cải thiện bản thân.

Trong công việc, nếu không khám phá thêm những bài học mới, không chủ động thay đổi, bạn sẽ thiếu đi sự tự tin để đối diện với những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Quan trọng hơn, bạn sẽ không khám phá ra những khả năng tiềm ẩn để phát triển bản thân.

Đôi khi, việc tự đánh giá khách quan, đầu tư vào bản thân, điều chỉnh kỳ vọng, áp dụng chiến lược phù hợp là chìa khóa để bản thân phát triển hơn.

Trong môi trường việc như hiện tại, chỉ chuẩn bị trong ngắn hạn để tạo ấn tượng phỏng vấn hoặc “tô hồng” thành tích sẽ khó có thể đạt được cơ hội nghề nghiệp chất lượng cao. Vì trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào, điều mang tính quyết định không phải là những việc nhất thời, mà là sự tích lũy bền bỉ về năng lực thực sự và giá trị lâu dài.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Nếu có cơ hội công việc tốt hơn, bạn có chọn chúng tôi không?", người EQ thấp trả lời "có" hoặc "không", người EQ cao trả lời cực khôn ngoan! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

04

Trở lại câu hỏi phỏng vấn ban đầu, có một người đưa ra câu trả lời được đánh giá cao: “Trước tiên, tôi cảm ơn câu hỏi của anh, chị. Nếu có một cơ hội công việc tốt hơn, tôi sẽ cân nhắc và đánh giá cẩn thận quyết định của mình. Đối với tôi, việc phát triển sự nghiệp không chỉ là câu chuyện về lương thưởng và phúc lợi mà còn là mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty và đồng nghiệp. Tôi luôn trân trọng một môi trường làm việc có văn hóa và giá trị phù hợp, nơi mà tôi có thể phát triển và hiện thực hóa được mục tiêu cá nhân”.

Câu trả lời này đã bộc lộ đặc điểm nổi bật của ứng viên trong buổi phỏng vấn, đó là thói quen cân nhắc, xem xét thấu đáo khi đối mặt với mọi tình huống. Đồng thời, câu trả lời này cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm và động lực rõ ràng từ bên trong.

Khi bạn chủ động, tập trung trau dồi bản thân thì những thành quả và giá trị mà bạn thể hiện ra sẽ phản ánh rõ nét sự khác biệt của bạn so với người khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại