Nhà trai mang máy đếm tiền ra giữa lễ đường, dân tình bất bình: Đây là gả hay bán con gái?

Thùy Anh |

Một chi tiết nhỏ của gia đình đã khiến nhiều người bất bình vì thiếu tinh tế.

Khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, hầu hết mọi người đều chọn cách giải quyết rạch ròi. Tiền có thể gắn kết con người với nhau, mặt khác, nó cũng có thể chia rẽ các mối quan hệ.

Có thể thấy, không ít trường hợp anh chị em quay lưng lại với nhau vì tiền bạc, ngay cả cha mẹ và con cái cũng có thể xảy ra bất hòa vì đồng tiền. Khách quan mà nói, tiền không có lỗi, vấn đề nằm ở cách ứng xử của mọi người.

Đám cưới dùng hẳn máy đếm tiền

Ở Quý Châu (Trung Quốc), đám cưới của cặp đôi trẻ đã trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. Quà thách cưới và tục trao của hồi môn bắt nguồn từ phong tục hôn nhân của người Trung Quốc từ lâu đời, đặc biệt là ở vùng nông thôn, như một dấu hiệu của thiện ý từ gia đình chú rể.

Nhiều thập kỷ trước, quà thách cưới chỉ đơn thuần là một món quà tượng trưng, ​​và có thể đơn giản là bình giữ nhiệt hoặc một số bộ ga gối.

Sau này, nó trở thành “ba món quà” tiêu chuẩn gồm một chiếc đồng hồ, một chiếc xe đạp và một chiếc máy khâu. Vào những năm 1980, các món quà này trở thành các thiết bị điện như TV, tủ lạnh hoặc máy giặt.

Tuy nhiên, ngày nay, quà thách cưới tại Trung Quốc trở thành một yếu tố vô cùng xa xỉ. 

Nhà trai mang máy đếm tiền ra giữa lễ đường, dân tình bất bình: Đây là gả hay bán con gái? - Ảnh 1.

Cũng giống nhiều gia đình khác, nhà cô Trần trước khi gả con cũng đưa ra điều kiện thách cưới. Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới đó là nhà trai mang máy đếm tiền đến, họ công khai đếm tiền thách cưới trước mặt mọi người.

Họ hàng hai bên ở chung một phòng, có vẻ hơi đông đúc và náo nhiệt. Không khí trong phòng không hề vui vẻ mà còn có chút ngượng ngùng.

Khi gặp trục trặc, máy dò tiền cũng sẽ phát ra giọng nói nhắc nhở: “Có điều gì đó không ổn với tờ tiền này”. Âm thanh này lan rộng khắp phòng khiến mọi người vô cùng khó xử.

Tranh cãi nảy lửa: Là đám cưới hay bán con?

"Giống như bán con vậy, họ không cảm thấy xấu hổ sao? Đây là một cuộc hôn nhân, một cư dân mạng bày tỏ.

Trái lại, một số người lại ủng hộ việc này. Họ cho rằng thách cưới là truyền thống nhiều đời nay, việc đếm tiền chẳng có vấn đề gì. Thậm chí việc đếm công khai còn giúp tránh được những nghi ngờ, hiểu lầm sau này. 

Việc công khai tiền thách cưới là điều dễ hiểu, nếu thiếu hoặc có tiền giả thì cô dâu sẽ phải tự chịu thiệt chứ không thể yêu cầu nhà chú rể bù đắp được.

Dẫu vậy, một số người phản bác rằng việc mang máy đếm tiền đến là “thiếu tinh tế”: “Không phải là không nên đếm mà là không nên dùng máy như vậy”.

Thực tế, trong đám cưới, bên nhà gái sẽ cử người đếm quà, nhưng hiếm ai dùng máy đếm tiền như gia đình này.

Có người gợi ý rằng, để tinh tế hơn, gia đình chú rể có thể chuyển khoản. Điều này vừa minh bạch, lại không bị lộ liễu. 

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại