Ông John Broadus Watson đã khiến 3 người con bị trầm cảm bởi thí nghiệm của mình.
Ông John Broadus Watson (1878 – 1958) được coi là cha đẻ của ngành Tâm lý học hành vi.
Trong sự nghiệp của mình ông Watson đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng đồng thời cũng nhận nhiều chỉ trích vì những thí nghiệm bị đánh giá là vô nhân đạo.
Một trong những thí nghiệm của Watson bị chỉ trích ác độc nhất chính là việc đem 3 người con của mình thực hiện thí nghiệm không cho hưởng tình mẫu tử.
Lý do của thí nghiệm này là do ông Watson cho rằng nhu cầu tình yêu của đứa trẻ đều bắt nguồn từ nhu cầu thực phẩm.
Chỉ cần đáp ứng nhu cầu thực phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu tình yêu của con.
Người mẹ không nên gần gũi với đứa trẻ. Sự thân mật quá mức sẽ cản trở sự phát triển, khiến đứa trẻ phụ thuộc vào người mẹ. Sau khi trưởng thành rất khó tự lập và thành người có tài.
Hậu quả sau khi thực hiện thí nghiệm, cả 3 đứa con của ông Watsson khi lớn lên đều mắc bệnh trầm cảm. Thậm chí, người con trai lớn và con gái thứ hai tự tử. Trong khi đó người con trai út trở thành vô gia cư.
Ông Watson cũng từng viết một cuốn sách có tựa đề "Chăm sóc tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ em".
Theo đó, trong sách, ông Watson ủng hộ hệ thống nuôi dưỡng trẻ em bằng phương thức hành vi uốn nắn: "Phải huấn luyện và đào tạo con bạn như một cái máy".
Đối xử với trẻ em như người lớn, cố gắng không hôn và ôm, đừng để trẻ ngồi trong vòng tay của mẹ, đừng dễ dàng thỏa mãn con cái, ngay cả khi chúng khóc, cha mẹ cũng không được mềm yếu, kẻo chúng hình thành thói quen xấu khi dựa dẫm vào cha mẹ...
Giả thuyết này thịnh hành khắp Mỹ trong những năm 1930 và 1940, sau đó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở phương Tây.
Trước những lý thuyết của ông Watson, nhà tâm lý học Harry Harlow đặt ra nhiều nghi ngờ.
Trong một thí nghiệm được thực hiện trong những năm 1960, nhà tâm lý học Harry Harlow đã chứng minh những tác động mạnh mẽ của tình yêu và đặc biệt là sự thiếu thốn tình yêu.
Không thể làm thí nghiệm đối với con người, Harry dùng những con khỉ nhỏ làm thí nghiệm từ đó tiết lộ tầm quan trọng của tình yêu từ người chăm sóc đối với sự phát triển của một con người từ thời thơ ấu.
Ông đã thực hiện những thí nghiệm với khỉ raveus - loài khỉ thông minh có bộ gen khá giống với con người.
Cụ thể, những con khỉ mới sinh được đặt vào chuồng rồi thay mẹ thật bằng những con khỉ giả. Một làm bằng dây thép có bình sữa, một bằng vải bông mềm mại. Kết quả trái ngược hoàn toàn với thuyết của Watson.
Tất cả những con khỉ tham gia thí nghiệm đều chọn "mẹ vải lông" không có bình sữa, thay vì mẹ dây thép.
Chỉ khi đói, nó mới đến "mẹ dây thép" để ăn sữa. Nhưng ngay khi no, nó nhanh chóng quay trở lại trong vòng tay "mẹ vải lông".
Một số con khỉ thậm chí còn đói và không muốn đi. Chúng trèo lên mẹ lông mềm và với đầu sang mẹ khỉ sắt để ăn.
Thậm chí, khi đặt vào trong chuồng một số đồ chơi như con nhện khổng lồ, con gấu đang đánh trống thì khỉ con sợ hãi và lập tức quay lại ôm lấy "mẹ vải lông" cho đến khi bình tĩnh lại.
Lúc "mẹ vải lông" bị chuyển đi thì đám khỉ cũng không sang "mẹ dây thép" mà chúng rúc vào nhau, rùng mình, gặm ngón tay, la hét... như một bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần.
Chú khỉ bám "mẹ lông mềm", vắt mình sang "mẹ sắt" bú.
Sau thí nghiệm, ông Harry Harlow đã đưa ra kết luận: Tình yêu đến từ sự tiếp xúc chứ không phải thực phẩm. Sự thoải mái khi tiếp xúc là yếu tố quan trọng nhất của tình mẫu tử.
Do đó, cha mẹ không chỉ nên ở mức cho con ăn, mà nếu chúng muốn lớn lên khỏe mạnh, họ phải cung cấp cho con nhiều sự yêu thương. Tâm trí của trẻ sẽ phát triển lành mạnh.