Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế

LẠC TÂM |

5 món đồ chơi, 5 bộ quần áo các loại... đó là lời khuyên các nhà tâm lý đưa ra khi bố mẹ lựa chọn mua cho trẻ. Bởi lẽ, trao cho trẻ quá nhiều lựa chọn không hề mang lại hạnh phúc cho con như phụ huynh vẫn tưởng.

Xã hội hiện đại và điều kiện kinh tế tốt hơn nên trẻ nhỏ bây giờ cũng được đáp ứng rất nhiều thứ như đồ chơi, quần áo, ăn uống… 

Tuy nhiên, các nhà tâm lý khuyến cáo rằng bạn không nên cho trẻ có quá nhiều lựa chọn, vì sao lại như vậy?

Lựa chọn càng nhiều, trẻ càng ít có thể tận hưởng niềm vui

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng nếu đáp ứng mọi nguyện vọng của con và đem đến cho con những lựa chọn khác nhau sẽ khiến trẻ càng hài lòng và vui vẻ. 

Thực tế không như vậy, theo các nhà tâm lý, đôi khi bản chất của trẻ nhỏ không hề tham lam mà chính là do được quyền lựa chọn quá nhiều nên khiến trẻ càng cảm thấy không được thỏa mãn, niềm vui khi chơi đùa cũng bị hạn chế đi.

Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế - Ảnh 1.

Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được (Ảnh minh họa).

Một tình huống cụ thể được các nhà tâm lý đưa ra để dẫn chứng như sau: Trong công viên, một cậu bé đang chơi xích đu rất thoải mái, nhưng sau đó cậu nhìn thấy chiếc cầu trượt bên cạnh không có ai nên liền rời khỏi chiếc xích đu và chạy sang chơi cầu trượt. 

Nhưng chỉ thoáng chốc, cậu lại nhìn thấy đối diện có người bạn nhỏ đang chơi xúc cát, thế là cậu vội vàng rời bỏ cầu trượt để chạy đến chơi xúc cát.

Cùng lúc đó, một bé gái vừa đến công viên và ngồi lên chiếc xích đu, cậu bé trai thấy vậy liền chạy đến giành, không cho cô bé kia chơi chiếc xích đu mà cậu đã "vứt bỏ" trước đó. 

Bé gái cũng không chịu nhường nên bị cậu bé đẩy một cái và òa khóc. Mẹ cậu bé nhìn thấy con mình bắt nạt bạn gái nên có hơi trách mắng: "Sao con giành hết cái này đến cái kia vậy? 

Con tham lam như thế là không ngoan đâu đấy". Cậu bé bị mẹ mắng cũng òa khóc theo.

Thật ra, trong tình huống trên không phải là bé trai quá tham lam mà chính là trong công viên, cậu có quá nhiều sự lựa chọn. 

Với tâm lý hiếu kỳ và thích khám phá khiến cậu bé không biết trò chơi nào vui nhất và cũng không chơi trò nào lâu được. 

Rốt cục, tuy có nhiều thứ để chơi nhưng cậu bé không thể có được niềm vui trọn vẹn ở bất cứ trò chơi nào.

Có nhiều lựa chọn, trẻ dễ bị phân tán sự chú ý và khả năng tập trung, thiếu lòng quý trọng

Cũng tình huống trong công viên ở trên, giả sử nếu cậu bé không có quá nhiều trò chơi có thể chọn, chẳng hạn chỉ có thể chơi xích đu hoặc cầu trượt thì bất luận chơi thứ gì, cậu cũng sẽ tập trung vào trò chơi và tận hưởng niềm vui, sự thú vị trong đó.

Mặc dù nói ở giai đoạn thích khám phá của trẻ thì chuyện tiếp xúc, trải nghiệm nhiều thứ khác nhau sẽ giúp trẻ càng phát triển tư duy, hành động. 

Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt.Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt (Ảnh minh họa).

Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế - Ảnh 2.

Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng đem lại một vài vấn đề không tích cực, điển hình chính là sức tập trung của trẻ sẽ bị giảm rõ rệt (Ảnh minh họa).

Nhà tâm lý học Barry Schwartz, tác giả cuốn sách "Nghịch lý của sự lựa chọn", đã từng làm một thực nghiệm thế này: Ông chia nhóm trẻ con thành 2 tổ để vẽ tranh. 

Tổ 1 trẻ chỉ có thể chọn 1 cây bút trong 3 cây có sẵn, tổ 2 được chọn 1 cây bút trong số 24 cây bút khác. Kết quả, tác phẩm của nhóm trẻ ở tổ 2 trông tệ hơn rất nhiều so với tranh của tổ 1.

Tiếp theo, ông cho những đứa trẻ chọn ra 1 cây bút yêu thích nhất, rồi lại thuyết phục trẻ bỏ cây bút ấy để chọn một món quà khác. Kết quả nhóm trẻ ở tổ 2 dễ dàng từ bỏ cây bút mà chúng đã chọn hơn trẻ ở tổ 1.

Chúng ta thường cho rằng nếu để trẻ được nhiều chọn lựa vật chất sẽ khiến trẻ càng hạnh phúc hơn, nhưng thực tế thì ngược lại. 

Có quá nhiều sự lựa chọn khiến trẻ bị rối, không biết bản thân mình thích gì nhất, dù có đạt được cũng không biết cách quý trọng.

Bố mẹ nên làm gì để tránh tình trạng cho trẻ quá nhiều lựa chọn không cần thiết?

Đồ chơi: Chỉ nên vừa đủ

Được mua nhiều đồ chơi không những dễ khiến trẻ phân tâm mà còn gây bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ. 

Các nhà tâm lý thuộc bang Virginia (Hoa Kỳ) cho rằng tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau. 

Bởi vì nếu ít hơn 5 có thể khiến trẻ xuất hiện tâm lý tự ti, nhưng nếu nhiều hơn 5 lại dễ làm trẻ phân tâm và hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ khi chơi.

Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế - Ảnh 3.

Tốt nhất là nên cho trẻ khoảng 5 món đồ chơi khác nhau (Ảnh minh họa).

Khi số lượng đồ chơi trong phạm vi vừa đủ, trẻ có thể chuyên tâm khi chơi, ngoài ra trẻ còn biết tư duy, nghiên cứu, tìm tòi và thử nhiều cách chơi khác nhau.

Sau một thời gian trẻ đã phát huy hết tác dụng của món đồ chơi, bạn có thể thay đổi bằng món đồ chơi mới nhưng vẫn nhớ số lượng chỉ ở con số 5 thôi nhé.

Trang phục: Đừng tham nhiều, ít nhưng chất lượng và hiệu quả mới tốt nhất

Các bà mẹ luôn thích sắm sửa cho con mình thật nhiều quần áo, giày dép, mũ nón và thậm chí là trang sức.

Tuy nhiên ở góc độ tâm lý, cũng giống như đồ chơi, khi bạn cho trẻ có quá nhiều lựa chọn sẽ dễ khiến trẻ sinh thói "kén cá chọn canh", không biết quý trọng đồ vật của mình và rất nhanh chán.

Chính vì vậy, bạn cũng chỉ nên sắm cho trẻ khoảng 5 bộ quần áo cho mỗi loại khác nhau (chẳng hạn quần áo mùa hè, mùa đông, quần áo đi học hay đi chơi, ở nhà…), về giày dép thì chỉ hạn chế từ 3 đôi trở xuống và 1 hoặc 2 chiếc mũ là đủ.

Khi chọn quần áo và phụ kiện cho trẻ, chủ yếu bạn cần quan tâm chất lượng sản phẩm, tác dụng đối với trẻ và đặc biệt luôn cho trẻ cảm giác thoải mái. 

Như vậy, bạn vừa tiết kiệm được chi phí, vừa không làm nhà cửa bề bộn vì quá nhiều đồ, vừa rèn cho trẻ thói quen biết thỏa mãn và không đua đòi quá mức.

Nguồn: Epoch

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại