Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới, những cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất.
Có không ít các cửa hàng nhỏ lẻ, thậm chí là cả chuỗi cửa hàng lớn đã phải dừng hoạt động thậm chí là phải đóng cửa vì nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có xu hướng giảm, cộng thêm việc giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người càng làm cho ngành kinh doanh này trầy trật.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh, khắc phục những khó khăn trong kinh doanh, nhiều cửa hàng tiến hành cắt giảm nhân sự, cho nhân sự luân phiên làm việc thậm chí là đóng 1 phần cửa hàng, hoạt động cầm chừng. Có một số thì chuyển sang bán hàng online, nhận đơn của khách, chia nhỏ thức ăn theo nhu cầu của khách hàng.
Thậm chí, Pizza 4P's chuỗi nhà hàng pizza duy nhất ở Việt Nam nói không với ship hàng tận nhà sau sự ảnh hưởng của Covid-19 cũng đã quyết định thay đổi. Đơn hàng được ship tận nhà cho các khách hàng miễn phí, kể cả các món ăn tươi như phomai burrara.
Hay như trường hợp của chuỗi lẩu Kichi Kichi. Chuỗi lẩu này đã chuyển một phần công việc sang hình thức bán online, khách hàng tự mua sản phẩm về chế biến (các món nướng, lẩu) hoặc dùng ngay tại nhà (salad, mì ý, pizza,...) nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Như vậy có thể thấy, xu hướng kinh doanh online thời gian gần đây đã bùng nổ hơn, len lỏi cả vào những cửa hiệu chỉ bán hàng offline truyền thống. Vậy bán hàng online và take-away có thay thế nhà hàng truyền thống sau khi dịch cúm đi qua?
Dưới đây là chia sẻ của ông Lý Quí Trung - Nhà sáng lập Phở 24 về việc kinh doanh online và take-away trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp. Chúng tôi xin đăng tải những chia sẻ của ông trong bài viết dưới đây:
"Bán hàng online và take-away có thay thế nhà hàng truyền thống sau khi dịch cúm đi qua? Đó là câu hỏi mà chắc không ít người làm nghề nhà hàng có lăn tăn trong đầu, nhất là sau một thời gian dài nằm nhà bắt đầu "làm thân" với việc ăn đồ ăn giao tận nhà.
Nếu không lầm thì gã khổng lồ Amazon đã từng đánh hơi xu thế ăn đồ nhà hàng nhưng được giao tận nhà từ năm 2015 thông qua nhánh kinh doanh Amazon Restaurants của mình với sự hợp tác của một loạt nhà hàng tên tuổi như P.F. Cheng’s, Applebee’s, Olive Garden…
Rồi hơn một năm gần đây tại New York, Chicago và Los Angeles đã bắt đầu xuất hiện trào lưu "virtual restaurants" - nhà hàng ảo, ngay cả trước khi dịch cúm toàn cầu xuất hiện. Còn bây giờ - rõ ràng là không có gì sung sướng hơn cho mấy nhà tiên phong nhà hàng ảo đó.
Xu thế "nhà hàng ảo" không phải tự nhiên xuất hiện, mà nó được thai nghén từ khi các công nghệ ứng dụng app và food delivery app bùng nổ, cộng thêm chi phí đầu tư và vận hành nhà hàng ngày càng đi gần đến ngưỡng không ai chịu nỗi.
Bởi vậy mà Investment Bank UBS từng dự đoán rằng doanh số từ ngành giao thức ăn tận nhà (food delivery sales) sẽ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm, để đến năm 2030 con số doanh thu 35 tỷ đôla trên toàn cầu hiện nay sẽ tăng lên thành 365 tỷ đôla. Một con số khá ấn tượng.
Trở lại câu hỏi liệu người ta sẽ chuyển qua ăn take-away, "online" hay ăn "nhà hàng ảo" (nhà hàng không có thuê mặt bằng, không chỗ ngồi, chỉ có nấu và giao hàng tận nhà) sau khi mùa dịch đi qua hay không, theo tôi thì sẽ có một lộ trình chứ không đến nhanh đột ngột như vậy.
Giống như đọc báo, đọc sách online, nhà hàng online, ăn uống order qua mạng chắc chắn sẽ có xu thế thay thế dần nhà hàng truyền thống, đặc biệt là người dân toàn thế giới đã có một thời gian dài được con virus corona "training" ăn tại nhà.
Nhưng như đã nói, không thể xảy ra qua đêm được mà cần có lộ trình, nhưng rõ ràng là sẽ có sự tăng tốc đáng kể. Và cũng rõ ràng là ngành nhà hàng, ăn uống sẽ không còn enjoy vị thế "miễn dịch" với xu thế online và ảo như mọi người từng nghĩ nữa.
Mọi thứ đã thay đổi sau cơn đại dịch. Cách chúng ta ăn uống, kinh doanh ăn uống cũng sẽ có thay đổi. Tôi thích lập lại câu nói của nhà khoa học Darwin, là trong các cuộc khủng hoảng, người chiến thắng không phải là người giỏi nhất hay thông minh nhất, mà là người biết cách thích nghi với hoàn cảnh nhất.
Nếu tôi còn kinh doanh trong ngành F&B thì ngay lúc này đây phải nghĩ thêm cách áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh càng nhiều càng tốt, vận dụng triệt để các food delivery app và suy nghĩ thêm hay mông má lại các qui trình và chiến lược về delivery, bán hàng mang đi take-away. Bất kể nhà hàng lớn hay nhà hàng nhỏ, bất kể tiệm ăn hay quán cà phê.
Nương theo xu thế vẫn an toàn hơn. Còn nếu không có gì thay đổi nhiều sau cơn khủng hoảng thì tất cả những thứ cộng thêm liên quan đến delivery, take-away đều là một nguồn doanh thu mới quí giá...
Vài suy nghĩ nhanh, chúc tất cả các bạn đang chiến đấu trong cái nghề làm dâu trăm họ vững tay chèo trong cơn đại nạn này, và trở nên lợi hại hơn ngay sau khi mọi thứ kinh khủng đi qua!".
Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.
Giải pháp Bizfly e-Shopcủa VCCorp ra đời giúp bất kỳ cửa hàng nào cũng online hoá được ngay lập tức. Bizfly e-Shop giúp ngay cả cửa hàng nhỏ cũng:
1. Chủ động có kênh bán riêng trên Fanpage, không cần Website. Kênh bán hàng có chatbot ảo hỗ trợ tư vấn, đặt món trực tuyến 24/7, có hệ thống giao hàng uy tín.
2. Cắt giảm chi phí nhân sự. Một nhân viên có thể đồng thời quản lý nhiều cơ sở, kênh bán hàng online (Facebook, Website, App,...) cùng một lúc trên nền tảng online
3. Giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng nhờ quy trình chuẩn đồng bộ từ tư vấn đặt hàng, chốt đơn gọi món về nhà, quản lý giao hàng, quản lý đơn hàng
4. Tăng doanh thu nhờ hệ thống báo cáo đánh giá thực đơn đặt nhiều, đặt ít, giờ cao điểm,...
BIZFLY QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID
Đăng ký dùng thử tại đây.