Giống BCTC của các doanh nghiệp, BCTC nhà nước cũng có các phần về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo, gồm cả ngân sách nhà nước trên phạm vi toàn quốc và ở cấp tỉnh thành.
Theo dự thảo, BCTC nhà nước nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính làm căn cứ để phân tích khả năng tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
Đánh giá hiệu quả chi tiêu công và các cơ chế, chính sách về kinh tế, tài chính, ngân sách.
Báo cáo tài chính nhà nước phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình tài sản nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của nhà nước; nguồn vốn của nhà nước tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trong kỳ báo cáo.
Bản báo cáo này sẽ phản ánh các thông số về toàn bộ tài sản ngắn hạn, dài hạn; nợ và các khoản phải trả; nguồn vốn của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tỉnh thành tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
Báo cáo còn phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng tiền chi ra từ các hoạt động thường xuyên, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của nhà nước trên phạm vi toàn quốc (hoặc tỉnh) trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền.
Kho bạc Nhà nước lập báo BCTC nhà nước toàn quốc, trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Sau đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Bộ Tài chính công khai BCTC nhà nước toàn quốc chậm nhất 30 ngày sau khi được Quốc hội thông qua.
Ở cấp tỉnh thành, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập và trình UBND để trình HĐND tỉnh thông qua, sau đó công khai trên cổng thông tin của địa phương chậm nhất 15 ngày. BCTC nhà nước năm 2018 sẽ là báo cáo đầu tiên được lập, như vậy khoảng tháng 7/2020, BCTC nhà nước năm 2018 sẽ được công khai, nếu nghị định này được ký ban hành.
Báo cáo tài chính nhà nước phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình tài sản nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của nhà nước; nguồn vốn của nhà nước tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trong kỳ báo cáo.
Bản báo cáo này sẽ phản ánh các thông số về toàn bộ tài sản ngắn hạn, dài hạn; nợ và các khoản phải trả; nguồn vốn của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tỉnh thành tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.