Kiểu kiến trúc này đang hiện diện tại TP.HCM
Công ty kiến trúc châu Á T3 có văn phòng ở Pháp đã phát minh ra cách làm mát mới khác hoàn toàn so với máy điều hòa thường thấy.
Cách làm mát mới được phát triển dựa vào tác động của khí hậu đối với con người, tận dụng năng lượng dư thừa.
Các kiến trúc sư khai thác các yếu tố địa phương, như: địa hình, khí hậu, thảm thực vật và khéo léo áp dụng vào tòa nhà một cách tự nhiên tạo ra một không khí thoải mái trong nhà.
Kiểu kiến trúc này rất quan trọng trong việc thiết kế xây dựng mới tại các thành phố theo xu hướng kiến trúc tác động của khí hậu đối với con người (kiến trúc bioclimatic).
Khi nhu cầu nhà ở trong các thành phố châu Á tăng lên thì mật độ cư dân đô thị càng tăng. Kiểu kiến trúc bioclimatic sẽ rất cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng này không làm tiêu hao năng lượng và nguồn nước nhiều hơn trước.
Một kiểu nhà của nhóm T3.
Ông Charles Gallavardin, giám đốc công ty kiến trúc châu Á T3, là người đầu tiên áp dụng kiến trúc bioclimatic từ năm 2005.
Sau đó, công ty kiến trúc châu Á T3 hợp tác với Ngân hàng Thế giới, xây dựng một tòa nhà căn hộ giá rẻ tại TP.HCM của Việt Nam, trong đó gồm 350 hộ gia đình sống trong một khu phố nghèo không có tiền để trả chi phí sử dụng điện.
"Chỉ cần sống trong nhà do chúng tôi thiết kế thì bạn không phải trả tiền điện do dùng điều hòa nhiệt độ, ngay cả trong khí hậu nóng bức như ở TP.HCM" - ông Charles Gallavardin nói.
Nhà có hành lang ngoài trời được bao kín bằng mái thông gió. Mỗi nhà đều được đảm bảo ánh sáng tự nhiên và thông gió nhờ sử dụng vật liệu sợi tự nhiên và sợi thủy tinh cách nhiệt.
Kiểu nhà không cần điều hòa nhiệt độ.
Mặt trước nhà tránh hướng tây, vì hướng tây sẽ làm cho tòa nhà nóng như lò nung trong khí hậu nhiệt đới.
Nếu nhà bạn được đón dòng gió chính và có bảo vệ chống nắng thông minh thì bạn có thể thiết kế nhà không cần điều hòa nhiệt độ.
Ông Gallavardin giải thích rằng một tòa nhà kiến trúc T3 sẽ có nhiệt độ tự nhiên và lạnh hơn nhiệt độ bên ngoài. Hệ thống thông gió tự nhiên và quạt trần hỗ trợ làm mát thêm.
Kể từ công trình đầu tiên đến nay, ông Gallavardin đã xây dựng một số khách sạn sang trọng theo kiến trúc bioclimatic tại Campuchia và Myanmar, một nhà hàng tại TP.HCM, và cả văn phòng xanh riêng cho nhóm T3.
Triển vọng của kiến trúc biolimatic
Kiến trúc sư các nước khác cũng đang thử nghiệm kiểu kiến trúc bioclimatic.
Tại Indonesia, kiến trúc sư Andyrahman thuộc Công ty Biophilic Boarding House đã được lọt vào danh sách cuộc thi của Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2016, tôn vinh những bức tường làm mát ở Surabaya nhiệt đới - một thành phố cảng đông đúc ở Đông Java.
Ở Trung Quốc, Công ty Kiến trúc Mỹ Perkins & Will đã tiếp cận kiến trúc bioclimatic bằng công trình Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải mới.
Các tòa nhà có điều hòa không khí ở các khu vực bộ sưu tập để bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật tránh bị ẩm.
Cửa sổ cũng tự động đóng mở và cửa sổ trần thông gió tự nhiên đến khu vực công cộng.
Bảo tàng tiết kiệm 15% năng lượng tiêu thụ so với một bảo tàng thiết kế tiêu chuẩn.
Nhưng kiểu kiến trúc bioclimatic không hoàn toàn mới. Trước thế kỷ 20, kiểu kiến trúc bioclimatic đã thịnh hành và vẫn còn tồn tại đến ngày nay từ đồn điền ở Tây Ban Nha đến các ngôi làng truyền thống ở Trung Quốc.
Với phát minh máy điều hòa nhiệt độ vào năm 1902 của hãng Willis Haviland Carrier tại Mỹ, kiểu kiến trúc bioclimatic bị rơi vào quên lãng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), ngày nay, hệ thống sưởi ấm và làm mát chiếm 40% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, nhu cầu điều hòa không khí ở châu Á sẽ chiếm 80%.
Theo Marlyne Sahakian, một nhà nghiên cứu thuộc khoa Khoa học Địa chất và Môi trường trong trường ĐH Lausanne ở Thụy Sĩ, người đã viết cuốn sách "Làm mát khu vực Đông Nam Á".
Bà Marlyne Sahakian cho rằng: "Trong vùng nông thôn Nam và Đông Nam Á, điều hòa không khí không được sử dụng phổ biến. Nhưng nó đang trở nên phổ biến hơn tại các thành phố làm tiêu thụ nhiều năng lượng hơn".
Philippines bị ảnh hưởng của xu hướng của phương Tây, với phong cách kiến trúc bắt chước theo kiểu từ tây bán cầu bắc, không phù hợp với khí hậu địa phương, ví dụ như mô hình "tháp thủy tinh.
Nhà nhiều cây xanh.
Nhìn chung, châu Á chậm tiếp cận phương pháp xây dựng thân thiện với môi trường. Các nước giàu như Hồng Kông hay Singapore yêu màu cây xanh nên họ đặt cây trên mặt tiền, thêm tấm pin mặt trời và gọi đó là tòa nhà màu xanh lá cây.
Nhưng khi bạn nhìn gần hơn sẽ nó không thực sự xanh, thậm chí còn ngược lại. Sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới thấy tòa nhà tương lai thực sự tiết kiệm năng lượng ở châu Á.
Nguồn: CNN